Cách chỉnh âm thanh hội trường chuyên nghiệp và hiệu quả

Để sử dụng điều chỉnh hệ thống âm thanh trong hội trường cũng tương tự như các thiết bị hệ thống âm thanh khác, nhưng âm thanh hội trường yêu cầu chuyên nghiệp hơn.Hệ thống bao gồm các thành phần chính: Ampli, Mixer, Microphone, loa,… Để giúp các bạn trở thành chuyên gia điều chỉnh hệ thống âm thanh trong hội trường nhanh chóng và hiệu quả. Ở bài chia sẻ này chúng tôi  sẽ áp dụng quy tắc đồng hộ.
phong hop truc tuyen da nang
Sau đây chúng tôi xin gửi tới các bạn bài chia sẻ chi tiết cách chỉnh hệ thống âm thanh trong hội trường.
Cách chỉnh Amply trong hệ thống âm thanh hội trường
Chỉnh amply Audio Hải Hưng áp dụng phương pháp đồng hồ để các bạn dễ hiểu hơn theo 5 bước cơ bản như sau:
Bước 1: cắm microphone vào jack cắm, đưa các nút vặn về vị trí cân bằng (gọi là 12h theo kim đồng hồ ) nút vol microphone có thường ở mức 11-1h là chuẩn.
Bước 2: cân chỉnh các nút Low, Mid, Hi trên đường line đó đến khi nào bạn cảm thấy hài lòng nhất. nhưng vẫn ở mức trên hoặc dưới 12h, không nên chỉnh quá cao hoặc quá thấp nút nào.
Bước 3: chỉnh Echo tổng lên (từ 10h đến 12h). Để nút Low và Hi ở mức giữa 12h. Nhưng quan trọng nhất là chỉnh nút DLY và RPT
– Theo kinh nghiệm của Audio Hải Hưng thì những người hát chưa chuyên nghiệp thì nên có nhiều echo, các nút để ở 12h nút vol echo trên 12h một chút, nút RPT và nút DLY chỉnh kéo dài tiếng làm mềm tiếng và thời gian của tiếng lặp lai.
– Đối với người biết hát bạn nên chỉnh sao cho tiếng ca nghe thật hơn không cần quá nhiều echo, chỉ cần chỉnh làm cho âm thanh mềm mại hơn là được  nút DLY nằm trong khoảng 11h – 1h, để cho số lần lặp lại nhanh hơn 1 tý để không có cảm giác là âm thanh lặp lại.
Bước 4: Phối hợp tiếng Microphone và tiếng nhạc sao cho hài hoà, tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng microphone để người hát luôn nghe rõ và cảm thấy microphone hát nhẹ, không mất nhiều sức. hơn nữa tâm lý chung là ai cung thích nghe tiếng hát của mình hơn đúng không nào!
Bước 5: Muốn điều chỉnh lớn nhỏ sau khi đã điều chỉnh xong thì ta mở bên hệ thống Matser tổng.
Cách chỉnh Microphone trong hệ thống âm thanh hội trường
– Cắm Microphone vào vị trí, đưa volume của music về vị trí tối thiểu.
– Điều chỉnh các volume tổng,volume micro và tất cả các chiết áp như Balance, cho, Mid, Low, Dly, Hi, Rpt  đến vị trí Norman mà nhà sản xuất đã thiết kế.
– Bật nguồn thử Microphone.Tùy thuộc không gian, cách âm phòng hát mà có thể tăng giảm Echo, Rpt, Dly; khi đó vị trí Norman của bạn thay đổi trong phạm vi sang trái hoặc sang phải khoảng 12h – 1h sao cho giọng nói không bị vang quá mức, không lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Chỉnh giọng nói với những người thiên chất Bass: đưa volume bass của Microphone sang trái góc từ hơn 12h – 3h, giọng thiên tress tương tự vậy, còn với những người giọng yếu bắt buộc phải đưa volume Mid của Microphone từ hơn 12h – hơn 2h .
– Sau khi đã hiệu chỉnh Microphone xong; đưa volume muzich (nhạc) lên sao cho tiếng nhạc không được vượt quá tiếng microphone đã chỉnh;  nếu thấy có hiện tượng tiếng hú phải đưa Hi của volume tổng sang trái góc từ hơn 12h – 3h.
Cách chỉnh Mixer trong hệ thống âm thanh hội trường
Gain: được dùng để tăng hoặc giảm độ lớn ngõ vào của các loại nhạc cụ hay microphone. Để chỉnh gain, bạn chỉ cần nhấn nút PFL (Pre Fader Level) tại kênh đó xuống, hãy yêu cầu ca sĩ hay nhạc công chơi nhạc cụ ở mức lớn nhất. Bạn hãy chú ý thấy dàn đèn Led bên phải sáng ở mức 0 dB là được.
Low cut:  Điều chỉnh tần số tại kênh để cắt bỏ tín hiệu dưới tần số mà núm chỉnh này xác định. Thay đổi từ vị trí OFF (không loại bỏ tần số nào) đến cao nhất là cắt tất cả tần số 300Hz trở xuống.
Hi EQ: Thường gọi là Treble, âm thanh cao. Bạn có thể tăng 15dB hoặc giảm 15dB cho tần số trung tâm của High 12 KHz.
Mid EQ: Điều chỉnh lượng tăng, giảm tiếng trung ở +/- 15dB. tần số cắt giảm được ấn định bởi nút chỉnh tần số trung (Mid Frequency) ở giải tần số từ 100 Hz – 5 kHz.
Mid Freq : Xác định tần số cho tiếng trung có thể điều chỉnh tần số từ 100Hz – 5kHz.
Low EQ: Điều chỉnh tiếng trầm Bass. Bạn có thể tăng, giảm 15dB ở tần số trung tâm 75 Hz.
Chú ý: Bạn không nên tăng những tần số thấp trên lên quá nhiều, sẽ làm cho công suất quá tải và có thể dẫn đến hỏng loa
Mon send: là nút để thay đổi độ lớn tín hiệu của kênh này để đưa tới ngõ ra Monitor. Tín hiệu này không phụ thuộc vào Fader chỉnh độ lớn của kênh, nhưng bị EQ của kênh tác động
EFX send: là nút để thay đổi độ lớn tín hiệu của kênh này để đưa tới bộ trộn effect. Tín hiệu effect phụ thuộc vào Fader chỉnh độ lớn của kênh
AUX Send: Điều chỉnh mức tín hiệu (tìn hiệu trước khi chỉnh EQ và không phụ thuộc vào mức của fader) của kênh đó được gởi tới ngõ ra AUX tương ứng.
– Tín hiệu có thể được điều chỉnh từ nhỏ nhất (-∞) cho đến +10dB. Mức ra chuẩn là ở vị trí giữa.
– Tín hiệu này cũng có thể được dùng để sử dụng tới hệ thống Monitor sân khấu, hay một thiết bị khác.
Pan ( balance): Nếu chỉnh về bên trái thì tín hiệu ở kênh này sẽ tới kênh trái nhiều hơn. Ngược lại, chỉnh về bên phải sẽ nghe tín hiệu của kênh này tại loa phải nhiều hơn. Thông thường được chỉnh ở vị trí 12h.
Công tắc Mute: là cách nhanh nhất loại bỏ ngay lập tức tín hiệu của kênh tới Main mix, bộ effect và cả ngõ ra monitor mà không làm xáo trộn các phần điều khiển khác
Đèn báo Clip/Mute: Đèn MUTE – CLIP nhấp nháy khi mức độ tín hiệu ở mức +19dBu báo hiệu còn 2 dB nữa la tín hiệu ở sẽ quá tải. Lúc này bạn nên giảm Gain hoặc EQ xuống.
Đèn báo tín hiệu: Đèn báo tín hiệu sẽ sáng khi độ lớn tín hiệu của kênh đạt khoảng chừng -20dBu. Đèn này không những dùng để báo cho biết kênh này đang hoạt động , mà còn dùng như là một đồng hồ đo mức nữa
Mon send Master: Đây là nút điều khiển mức của ngõ ra monitor. Mức tín hiệu tại Jk Monitor send bị điều soát bởi nút mon send trên từng kênh và bởi nút Monitor send master.
Headphone level: Điều chỉnh mức độ lớn của tín hiệu đến Headphone.
– Đèn báo PFL và công tắc nhấn PFL: Khi không có nút PFL nào nhấn xuống, thì tín hiệu tại Headphone là tín hiệu của hai kênh Left và Right Master, đèn báo PFL Active tắt.
– Đèn báo PFL Active nhấp nháy khi 1 công tắc PFL của kênh nào đó được nhấn xuống, đồng thời tín hiệu nghe được tại Headphone cũng chính là tín hiệu của kênh đó
Pad: Khi nhấn nút này xuống tín hiệu ngõ vào của kênh này sẽ giảm 20 dB.
Polarity: Khi bạn nhấn nút này, có tác dụng đảo cực. Nếu sử dụng jk canon: Chân 2 là dương (+) sẽ đổi thành (-), và chân 3 là (-) sẽ đổi thành (+).
Tape to CTRL/HP : Nhấn công tắc này xuống để đưa tín hiệu tại ngõ Tape vào ngõ Control room và Headphone.
Tape to Mix: Nhấn công tắc này xuống để đưa tín hiệu từ ngõ vào Tape (13) vào ngõ ra chính (39).
Công tắc A/B: Công tắc chọn A/B trên Mixer cho phép bạn chọn lựa giữa hai nguồn âm thanh stereo để nối tới ngõ vào stereo.
Group Inserts: Ngõ này cho phép bạn chèn một bộ xử lý tín hiệu để đưa ra ngõ group.
Group Outputs: Ngõ ra group dùng jk stereo để đưa tín hiệu group ra ngõ này
Mon Send : Ngõ ra này là 1 jk 6.3mm trên phần ngõ ra chính. Có thể lấy tín hiệu ra là balance hay unbalance. Tín hiệu tại ngõ ra này được quyết định bởi các núm chỉnh Mon send trên mỗi kênh và Mon send chính.
Cách đặt loa hệ thống âm thanh trong hội trường tối ưu nhất

– Giữ loa Center 60 – 90 cm đi từ các bức tường phía sau để đảm bảo rằng bất kỳ âm trầm không lẫn lộn lên âm thanh. Nếu loa của bạn có công suất yếu, bạn di chuyển loa đến gần tường hơn một chút về phía sau.
– Xác định vị trí đứng của người nói trên hội trường. Cố gắng tránh đặt loa hội trường dọc theo đường chéo trong phòng của bạn.
– Khoảng cách giữa hai loa và khoảng cách từ loa tới tường chắn phía sau loa bằng 44,7% chiều rộng phòng nghe.
– Một vị trí đặt loa hội trường tốt là một tam giác đều với người nghe ở đỉnh, sau đó điều chỉnh từ đó. Loa nhỏ nên được đặt trên các giá đỡ cố định
– Đặt loa (hình nón tần số cao trong các hộp loa) là xấp xỉ ở mức tai. Loa có xu hướng “chùm” sẽ tạo điều kiện cho âm thanh nghe như nhạc sĩ thực sự trong phòng.
Chúc các bạn thành công.