Mẹo khắc phục tiếng hú rít trong hệ thống âm thanh hội trường
Trong quá trình sử dụng dàn âm thanh chuyên nghiệp, bạn không thể không mắc một số trục trặc kỹ thuật. Những tiếng hú phát ra từ loa trong quá trình đang diễn ra các buổi hội họp, chương trình văn nghệ, đám cưới… là vấn đề rất hay gặp, nó phá vỡ cả không khí trang trọng của buổi họp hoặc làm cho bài hát trở nên cực kì khó nghe. Dưới đây là một vài mẹo khắc phục tiếng hú rít của âm thanh hội trường, chúng tôi xin giới thiệu các bạn.
- Nguyên nhân dẫn đến tiếng hú rít
Micro: Khi chúng ta phát âm vào micro, micro thu được 3 loại âm thanh: một là tiếng của bản thân người nói; hai là tiếng phát lại của loa; ba là tiếng phản xạ của các mặt tường trong phòng. Tiếng phát lại của loa và tiếng phản xạ của các mặt tường tạo thành âm thanh hồi nguồn trong hệ thống. Khi âm hồi nguồn này đủ lớn thì trong loa sẽ có tiếng hú, phá hoại hoạt động bình thường của hệ thống phát âm. Ngoài ra, micro bị bịt kín lỗ thoát hơi nên không thể thoát ra hơi và gây ra hiện tượng hú rít. Micro được thiết kế có những lỗ thoát hơi nhỏ phía sau màng nhún. Lỗ thoát hơi này, giúp cho micro không bị cộng hưởng âm thanh bên trong. Nhưng khi bị bịt kín, âm thanh bên trong micro sẽ bị dội ngay trong lòng dẫn đến hiện tượng hú rít.
Amply: Khi bạn lựa chọn chưa đúng amply kết hợp với loa, amply có công suất nhỏ hơn loa, thì loa phải hoạt động với hiệu suất không đủ, vì thế dẫn đến âm lượng khuếch đại không đủ nên phát ra tiếng hú rít. Không những thế, nếu kéo dài tình trạng sẽ gây ra hiện tại cháy loa. Bạn phải chọn amply có công suất tối thiểu bằng công suất loa hoặc cao hơn.
Khoảng cách giữ loa và micro: Khoảng cách giữa loa và micro quá gần. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng hú rít, vì việc đó khiến xảy ra tình trạng dội ngược âm thanh vào loa. Chính vì thế, bạn lưu ý khi cầm micro nên hướng mic lệch loa.
- Cách khắc phục
Đầu tiên, bạn nên chọn micro và loa có tính định hướng để thu âm thanh từ phía nguồn âm. Với loa có tính định hướng sẽ giảm tối đa hồi âm trở lại và micro định hướng hạn chế được việc thu lại nguồn hồi âm.
Không nên dùng quá nhiều micro cùng 1 lúc (7 – 10 micro). Khi dùng nhiều micro sẽ gây ra hiện tượng trùng tần số nên dẫn đến hú rít nhiều, đồng thời nên vặn âm lượng của các micro nhỏ đi, không nên để nhiều và cắt bớt các micro khi đã sử dụng xong để đảm bảo hệ thống âm thanh vận hành ổn định nhất.
Kế tiếp là bạn nên chọn micro và loa có sự ổn định tương đối về tần số. Với những micro và loa này sẽ tạo tăng được độ khuếch đại âm thanh cho micro và giảm hiện tượng hú rít do tần số không ổn đinh. Hoặc tần số trị số đỉnh quá nhiều sẽ làm dao động tự kích mà sinh ra tiếng hú, do đó sẽ giảm thấp độ khuếch đại của micro.
Nên trang bị những thiết bị hỗ trợ việc khuếch đại tín hiệu âm thanh như: bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha, giúp amply cung cấp công suất đầy đủ cho loa, không gây ra tiếng hú nữa.
Một lưu ý nhỏ nữa, là bạn không nên điều chỉnh âm lượng nhanh mà nên từ tốn: Bạn không nên tăng đột ngột một nguồn âm nào đó, thay vào đó hãy điều chỉnh từ từ để biết đâu là giới hạn.
Trên đây là một vài mẹo giúp giảm tiếng hú rít trong dàn âm thanh hội trường, hy vọng sẽ hữu ích đối với quý độc giả trong việc điều khiển dàn âm thanh.