8 phương pháp xử lý âm thanh khi mix nhạc
Một ca khúc vừa thu xong chưa được qua một giai đoạn chỉnh sửa nào sẽ được gọi là bản thu thô. Và đã là bản thô thì âm lượng của các track sẽ rất hỗn tạp khi được trộn lẫn với nhau. Chính vì vậy chúng ta phải lần lượt xử lý nó sao cho hoàn hảo nhất. Và chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 8 phương pháp xử lý âm thanh khi mix nhạc.
Thử nghiệm với thiết bị cân bằng tần số (Equalizer)
EQ là một dụng cụ vô cùng tuyệt vời để điều chỉnh âm thanh được thu vào của bạn. Với EQ bạn có thể tăng hoặc cắt đi những tần số âm thanh cao hay thấp, đây là một điều vô cùng quan trọng để mix được 1 giọng hát trong trẻo.
Q là một dụng cụ vô cùng tuyệt vời để điều chỉnh âm thanh
Khi bạn thu âm tiếng hát, có thể có rất nhiều những âm thanh trầm được thu vào ngoài ý muốn. Bạn có thể cắt những âm thanh này ra bằng cách sử dụng filter (lọc âm) để lọc hết tất cả những âm thanh có tần số dưới tần số được chọn.
Sử dụng compresser để âm lượng của track thu âm được đều đặn
Compressor là một dụng dùng để giảm đi sự thay đổi lớn nhỏ về âm lượng của một âm thanh. Compressor nghĩa là thiết bị nén âm thanh. Nói 1 cách đơn giản hơn, compressor sẽ làm cho âm lượng của những phần ồn nhỏ lại, và tăng âm lượng của những phần quá nhỏ.
Compressor là một dụng dùng để giảm đi sự thay đổi lớn nhỏ về âm lượng
Khi thu âm, không một nhạc cụ hay giọng hát nào có thể đều đặn về âm lượng vì điều đó rất khó có thể đạt được. Sử dụng compressor có thể xử lý vấn đề này khiến cho bài hát của chúng ta luôn có một âm lượng ổn định nhất.
Sử dụng noise gate (cổng ngăn tiếng ồn)
Cổng tiếng ồn sẽ tắt bất cứ âm thanh nào không lớn bằng âm lượng nhất định đã được chọn để làm giới hạn. Điều này là vô cùng hữu dụng nếu như bản nhạc của bạn được thu âm trong một điều kiện ồn ào.
noise gate còn được gọi là cổng ngăn tiếng ồn
Những tiếng ồn ngoài ý muốn có thể được tắt đi phần nào đó nhờ cổng tiếng ồn. Tuy nhiên bạn nên sử dụng cổng tiếng ồn một cách cẩn thận vì quá lạm dụng sẽ khiến cho âm thanh của bạn trở nên vô cùng mất tự nhiên.
Hãy thử nghiệm với panning
Hãy thử nghiệm để tạo cho mỗi âm thanh trong bài nhạc của bạn có một vị trí riêng để hoàn toàn có thể tỏa sáng vai trò của mình trong bài nhạc. Bạn nên luôn đặt vocal vào vị trí đứng đầu và dễ nghe rõ nhất để cho nó có thể làm trọn vai trò chủ đạo.
Thêm hiệu ứng
Một ví dụ điển hình là hiệu ứng chorus. Hiệu ứng này sẽ tạo thêm nhiều lớp cho vocal của bạn, khiến vocal của bạn trở nên âm và dày hơn. Một số hiệu ứng không thể thiếu nữa là reverb – tiếng vang. Hiệu ứng này giúp tạo cảm giác về không gian cho bản thu âm của bạn. Delay – echo cũng là một hiệu ứng hữu ích khiến cho giọng hát được lặp lại theo số lần được chọn, tạo một cảm giác mượt mà cho giọng hát.
Chỉnh âm lượng cho track thu âm bằng cách trực tiếp để tạo cảm giác tự nhiên
Hãy sử dụng công cụ chỉnh âm lượng có sẵn trong software để chỉnh âm lượng cho từng câu, thậm chí là từng chữ trong bài hát của bạn để tạo cảm giác tự nhiên hơn. Bạn có thể tăng âm lượng để lúc nào khúc điệp khúc nghe cũng to và rõ hơn nhằm tạo cảm giác gây điểm nhấn cho bài hát. Và bạn hãy nhớ giảm âm lượng cho những khúc hát bè để chừa chỗ cho những giọng hát chính nữa.
Hãy phối hợp mọi thứ lại với nhau
Hãy sử dụng EQ và Compressor chung với nhau, hoặc dùng EQ sau khi thêm reverb để có thể điều chỉnh mọi thứ theo ý muốn của mình. Bạn càng làm mọi thứ kỹ lưỡng đến đâu, bài nhạc của bạn càng hay đến đấy.
Hãy đột phá sáng tạo
Đừng ngại ngùng việc sáng tạo và phá vỡ những luật lệ. Và bạn cũng đừng sợ chia sẻ và học hỏi với những người khác để không ngừng cải tiến kỹ thuật và khả năng mix nhạc của mình
Leave a Reply