Kĩ thuật thu âm thanh nổi 2 tai (binaural recording) là một phương pháp thu âm sử dụng 2 microphone, được sắp xếp với mục đích thu lại không gian âm thanh 3 chiều giúp người nghe cảm nhận như đang ở trong không gian thật sự, cảm nhận được từng vị trí nhạc cụ và nghệ sĩ biểu diễn. Hiệu ứng này thường được tao ra bằng cách sử dụng kĩ thuật “thu âm bằng đầu nộm” (dummy head recording), với kĩ thuật này, người ta dùng 1 cái đầu người nộm (mannequin head) và nhét vào đó 2 cái micro ở vị trí 2 tai với phần đầu 2 micro đặt hướng ra ngoài.
Kiểu thu âm 2 tai như vậy thường được dùng cho mục đích nghe lại bằng tai nghe (headphone) và thường gần như không có nhiều tác dụng khi nghe trên hệ thống loa stereo. Ý tưởng cho việc thu âm 3 chiều này hay còn gọi là hình thức thu âm “bên trong” của âm thanh cũng được đưa vào trong nhiều công nghệ tiên tiến như ống nghe của các bác sĩ (stethoscopes) để tạo âm thanh trong đầu (in-head) và ứng dụng vào các phim công nghệ IMAX giúp tạo trải nghiệm mới về cảm nhận âm thanh ở vị trí là người nghe (chủ thể).
Thuật ngữ “2 tai” (binaural) thường gây bối rối và nhầm lẫn với stereo (âm thanh 2 chiều), điều này do việc dùng sai thuật ngữ này của ngành công nghiệp thu âm vào khoảng giữa những năm 1950 như là một từ thông dụng cho marketing. Những bản ghi âm theo tiêu chuẩn stereo không tái hiện được cảm giác thật không gian bên trong tai người hay phần bóng khuất của tai và đầu (head shadow).
Khi một âm thanh phát ra và đến tai người một cách tự nhiên, sẽ tạo ra sự khác biệt về thời gian tiếp nhận âm thanh bên trong tai (ITD – Interaural time difference) và sự khác biệt về độ lớn âm thanh bên trong tai (ILD– Interaural level difference).
Bởi vì các loa thông thường được để chéo theo quy ước stereo lại gây trở ngại cho việc phát lại âm thanh 2 tai, do đó khi muốn nghe âm thanh binaural, bạn cần có headphone hoặc những loa đã được loại những tín hiệu bắt chéo nhau (cross-talk) như những kĩ thuật Ambiophonics (kĩ thuật đặt 2 loa trực diện với người nghe để giảm hiện tượng crosstalk so với cách đặt loa theo hình tam giác – stereo triangle thông thường). Để có thể nghe cảm giác 2 tai (binaural) bằng hệ thông loa stereo theo cách thông thường, khi thu âm, người ta dùng kĩ thuật thu tương tự binaural (quasi-binaural recording) bằng cách dùng micro đầu nộm không có vành tai (pinna-less dummy head), hoặc micro hình cầu (sphere microphone) hoặc ambiophone.
Kĩ thuật thu âm binaural
Với cách thu âm đơn giản, bạn chỉ cần đặt 2 micro cách nhau 18cm (7’’) quay mặt hướng ra ngoài. Cách thu này không hoàn toàn tạo ra âm thanh binaural thật sự dù khoảng cách và vị trí đã đặt mic xấp xỉ vị trí rãnh tai (ear canals) trung bình của một người. Có những hình thức thiết bị được thiết kế với tiêu chuẩn kĩ thuật thu tinh vi hơn đang có trên thị trường với hình thức đóng gói sẵn. Một mic thu theo kiểu này thường bao gồm 2 micro với độ chính xác rất cao được đặt bên trong một cái đầu nộm, được ghép vào 2 khuôn nhựa hình lỗ tai để có thể bắt được đầu đủ các sự điều chỉnh ở các dãi tần âm thanh (được biết như là HRTFs – head-releated transfer functions trong việc nghiên cứu cộng đồng về khoa học nhận thức âm thanh – Psychoacoustic) xảy ra một cách tự nhiên khi âm thanh bao bọc xung quanh được “định hình” bởi hình dạng đặt biệt của tai trong và tai ngoài của con người.
Micro Neumann KU-81 và KU-100 là những bộ micro binaural được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là các nhạc sĩ. Những kiểu thu âm binaural đơn giản hơn có thể đạt được bằng cách sử dụng 2 micro với một lớp vật liệu phân cách ở giữa, dạng đĩa như Jecklin Disk, hoặc Schneider Disk không đòi hỏi phải có cách xử lý thích hợp để có được vị trí chính xác nguồn âm thanh khi sử dụng cách này, tuy nhiên cách này cũng hoạt động tốt trong việc phát lại trên loa.
Vào khoảng những năm 1960, Aiwa và Sony đã đưa ra những headphone với cặp micro được gắn trên dải bang quấn quanh đầu dài 5 cm (2 inches) trên 2 tai. Cách này cho phép thu được âm thanh 2 tai giả (pseudo-binaural).
Những loại micro thu binaural nhỏ trong tai (in-ear) hoặc nằm gần tai (near-ear) cũng được kết nối với các đầu thu kĩ thuật số di động (portable Digital Audio Tape) hoặc những đầu ghi MiniDisc, không cần phải có cái đầu nộm mà thay vào đó là đầu ghi âm.
Những micro có gắn kẹp trong tai (clip-in and clip on binaural) đầu tiên được đưa ra vào năm 1974 bởi Sennheiser.
Mic gắn kẹp trên tai đầu tiên (clip-on binaural microphones) được đưa ra vào năm 1989 bởi Core Sound LLC.
Mic nằm trong tai hoàn toàn (completely “) sử dụng đầu ghi âm được đưa ra vào năm 1999 bởi Sound Professionals.