Cách điều chỉnh mixer là kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất đối với một kỹ thuật viên khi làm âm thanh. Với thiết bị này bạn sẽ trực tiếp điều chỉnh toàn bộ hệ thống âm thanh trọng bộ dàn, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng hoặc xử lý khi có các sự cố về âm thanh.
Mixer (bộ trộn tín hiệu hay mixing console) là thiết bị quen thuộc với những người làm âm thanh, đây cũng là “trung tâm xử lý” của cả bộ dàn trong bất kỳ chương trình hay không gian, hệ thống âm thanh nào. Vì vậy cách điều chỉnh mixer là một kỹ năng quan trọng mà bạn cần trang bị khi làm việc trong lĩnh vực âm thanh. Trong bài viết này, Minh Thanh Piano sẽ tổng hợp và chia sẻ với bạn về cách điều chỉnh mixer cơ bản khi làm âm thanh trong các chương trình, về một số cách xử lý giọng hát, kinh nghiệm điều chỉnh compressor, limiter hay thêm effect cho giọng hát… Đây là những kiến thức cơ bản nhất bạn cần có trước khi muốn đi sâu hơn điều chỉnh mixer chuyên nghiệp cho các sự kiện, chương trình quy mô lớn.
- Giọng hát
Ca hát là hoạt động xuất hiện trong nhiều chương trình và hầu như các dàn âm thanh đều phải đáp ứng được như cầu này (chỉ trừ những phòng chuyên hội họp). Để điều chỉnh mixer cho giọng hát, bạn cần hiểu rõ đặc điểm của giọng người hát cũng như các thiết bị: loa, micro, các thiết bị hiện có của bộ dàn.
Giọng hát của mỗi người mỗi khác, có người giọng to khỏe nhưng cũng có người hát thiếu hơi, nghe không rõ chữ. Với đàn ông thường âm vực chủ yếu ở tiếng bass và middle sẽ rõ ràng hơn, còn phụ nữ thường sẽ là những tiếng treble vì vậy nên người điều chỉnh mixer hay kỹ thuật viên âm thanh phải làm sao để cho giọng mỗi người rõ ràng hơn, đầy đủ các dải tần nhưng không được mất chất giọng riêng của người hát. Cách điều chỉnh mixer cho giọng hát rõ có thể đơn giản nhưng cân đối về dải tần thì cần chú ý một vài điểm sau:
- Với giọng hát nhiều âm bass và middle sẽ mang đến sự “truyền cảm” cao, dễ tác động đến tâm lý người nghe, vì vậy ca sỹ hát tốt ở dài tần này thường rất có lợi, chỉ cần thêm treble để giọng hát thêm hấp dẫn. Cần chú ý có thể bớt một chút bass và middle trên mixer xuống nếu cần để tránh feedback(các tiếng hú, rít) vì dư các tần số này.
- Giọng hát nhiều tiếng treble mang tới cho người nghe sự nhẹ nhàng, âm thanh trong trẻo. Tuy nhiên nếu nghe nhiều quá sẽ cảm thấy nhàm chán, vì vậy khi điều chỉnh mixer nên thêm bass và middle vào giọng hát dạng này để tiếng hát nghe đầy đặn hơn. Chú ý: với những người có giọng “the thé” thì có thêm bass và middle bao nhiêu cũng là thiếu, vì giọng hát người này thu vào micro không có dải tần đó, nên mixer không thể khuếch đại được tín hiệu của dải tần số này. Thêm bass và middle trong trường hợp này chỉ khiến dàn âm thanh dễ bi các tiếng feedback ngẫu nhiên.
- Ngoài ra với những loa cỡ lớn thường thiếu hụt ở dải tần số cao (khoảng từ 1kHz trở lên), vì vậy bạn nên điều chỉnh Equalizer để tổng của micro ở dài tần này cao hơn để giọng hát trở lên hấp dẫn hơn.
- Phân biệt giữa Echo và Reverb khi điều chỉnh mixer
Nhiều người thường bị lầm giữa 2 hiệu ứng này khi điều chỉnh mixer. Bạn cần hiểu rõ về 2 effect này để điều chỉnh giọng hát được tốt hơn. Trong khi Echo tạo tiếng giả vọng lại như khi bạn hét trong các hang động, thì Reverb/delay thể hiện sự ngân dài của âm thanh giúp giọng hát hay tiếng đàn thêm truyền cảm và có độ sâu nhiều hơn, đỡ tốn sức hơn khi hát.
Kỹ thuật viên âm thanh bên mixer
Hầu hết các bộ dàn âm thanh karaoke gia đình hiện nay đều sử dụng hiệu ứng Echo và người sử dụng lầm tưởng rằng phải có effect này âm thanh mới hay hơn. Nhưng nó chỉ đúng với người…không biết hát. Thực tế nhiều Echo làm âm thanh thiếu sự rõ ràng, bị trùng lặp và trong các quán karaoke sử dụng để người hát nghe có vẻ “ảo” hơn. Còn đối với ca sỹ chuyên nghiệp khi hát live, hầu hết chỉ sử dụng rất rất ít Echo mà luôn có sự kết hợp giữa Echo, reverb/delay… để tạo sự hài hòa nhất trong tiếng hát.
- Xử lý compressor và limiter
Đây là 2 ứng dụng xử lý tín hiệu âm thanh rất quan trọng trong một chương trình, sự kiện. Bạn cần hiểu rằng giọng hát lẫn nhạc cụ không bao giờ “đều đều” mà sẽ mạnh nhẹ khác nhau tùy theo từng giai đoạn. Vì vậy người kỹ thuật viên thường điều chỉnh compressor ở các ngưỡng định sẵn, âm thanh to quá thì “kéo” xuống, nhỏ quá thì “nâng” lên. Tuy nhiên nếu không xử lý khéo léo, bạn sẽ làm mất đi tính “uyển chuyển” của âm thanh. Cách tốt nhất là nên chia compressor cho từng dải tần riêng biệt để kiểm soát hiệu quả và chi tiết hơn.
Còn với limiter âm thanh sẽ không vượt quá ngưỡng bạn cho phép, tránh hiện tượng “over” gây feedback hoặc vỡ tiếng, hư hỏng các thiết bị.
Các loại mixer số (digital) hiện nay thường tích hợp tất cả: EQ, compressor, effect, limiter..
Đó là tổng hợp về cách điều chỉnh mixer cơ bản khi làm âm thanh, sát với thực tế nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với khách hàng. Những kiến thức này chắc chắn sẽ không đủ để bạn tùy chỉnh âm thanh một cách chuyên nghiệp, nhưng nó là cơ bản mà bạn cần có, qua nhiều chương trình, tích lũy kinh nghiệm thực tế để ngày càng nâng cao tay nghề, khả năng hơn trong lĩnh vực âm thanh này.
Leave a Reply