Khi tập/trình diễn chung với band nhạc, chắc hẳn nếu chưa có kinh nghiệm bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề, đặc biệt là giao tiếp với band – những người lâu năm trong nghề, rất thường xuyên bạn sẽ gặp trường hợp dễ bị khớp bởi vì họ nói chuyện với nhau bằng những thuật ngữ rất ngắn gọn rồi chơi với nhau “ngọt xớt” trong khi đó bạn không hiểu họ đang nói gì để thích nghi theo, dẫn đến mất thời gian giải thích. Do đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số thuật ngữ thường dùng khi trình diễn live trên sân khấu nhé.
- “Tutti”
“Tutti”là một từ của tiếng Ý, nghĩa là tất cả với nhau (all hoặc together), từ này trái ngược với Soloist (chỉ một mình), lúc này, nguyên dàn (section) sẽ chơi cùng nhau. Trong thực tế, Solo và Tutti thường đi chung với nhau và hỗ trợ cho nhau, ví dụ một người composer viết ra một bài nhạc, ông ta muốn violin đi trước, sau đó tới cello, sau đó tới contrabass và trong lúc này nguyên dàn phía sau im lặng để 3 cây này Solo trước, sau đoạn solo đó thì nguyên dàn nhạc sẽ chơi với nhau và lúc này sẽ gọi là “Play in Tuttis”. Sở dĩ Solo và Tutti hỗ trợ cho nhau vì solo sẽ giúp cho bản nhạc bắt đầu “mềm mại” hơn, hoặc giúp cho bài nhạc có những đoạn lắng lại, còn Tutti sẽ giúp cho bài nhạc hoành tráng hơn, dày hơn và tạo điểm nhấn hơn.
Hãy xem qua bản nhạc dưới đây nhé, các bạn sẽ thấy được sự liên quan mật thiết với nhau giữa Solo và Tutti.
- Organ hay Keyboard?
Chắc hẳn rất nhiều lúc bạn người ta gọi cây đàn điện tử giống piano, có nhạc tự động, giả được nhiều thứ nhạc cụ khác nhau,…là Organ, nhưng nhiều khi bạn nghe trên truyền hình ở các chương trình gameshow chẳng hạn, MC giới thiệu “Keyboard: Nguyễn Văn A”, vậy cuối cùng “nó” là Organ hay Keyboard?
Nào, bây giờ hãy search google từ khóa “Organ” và click sang phần hình ảnh xem, lần lượt click vào một số hình, các bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa Organ ở nước ngoài và Organ ở Việt Nam hay gọi.
Thật sự, Organ là tên chung từ cây Đại Phong Cầm (Pipe Organs) ra đời ở Hy Lạp cổ đại, được sử dụng trong các nhà thờ. Đàn được cấu tạo từ nhiều ống lớn, âm thanh được phát ra khi không khí đi qua ống và nén lại, được điều khiển bằng bàn phím và pedal để phát ra âm thanh. Ngoài Pipe Organ dùng trong nhà thờ, người ta còn cải tiến và tạo ra nhiều loại Organ khác phù hợp với nhu cầu riêng như Chamber Organs (dùng cho gia đình), Cinema Organs (dùng đánh live nhạc phim), Reed Organs, Chord Organs. Đến những năm 1930, người ta đã chế tạo ra được cây Hammond Organs, nó như một cây Pipe Organs nhưng sound tiếng được làm bằng điện tử với nhiều effect như tăng giảm âm lượng, ngân rung, điều chỉnh âm bồi (overtone) và có thể giả tiếng của các nhạc cụ khác.
Mời các bạn xem qua clip về Đại Phong Cầm này nhé.
Sau đó là sự ra đời của Clavichord, harpsichord vào thế kỷ thứ 18. Đến thế kỷ thứ 19, Piano ra đời, được xem như là một cuộc cách mạng lúc bấy giờ, tên thật của Piano là “Piano – forte” nghĩa là mạnh và nhẹ, khi chơi Piano, người chơi có thể tăng giảm lực đánh để tạo ra âm thanh to nhỏ, đanh hay ấm theo ý của mình.
Mãi đến đầu thế kỷ 20, Keyboard mới ra đời, thuật ngữ “keyboard” này ám chỉ đến các loại nhạc cụ phím điện tử hoặc synthesizer có bộ ampifier và loa bên trong. Giá của Keyboard từ rất rẻ đến rất đắt tùy thuộc vào tính năng được cài đặt như Touch (lực đánh), Pitch bend, Modulation, số lượng và chất lượng sound tiếng mô phỏng, …Hiện có nhiều hãng danh tiếng như Yamaha, Casio, Korg, Roland,… với chất lượng ngày càng cải tiến vượt trội.
- “Sác – Ca – Tô” ???
Có thể qua thời gian, một số người rút ngắn từ để dễ đọc hơn, nhưng từ này bắt nguồn từ tiếng Ý, viết đầy đủ là Staccato, các bạn nghe phát âm ở đây.
Đây là cách hát ngắt, giật nảy, lúc này cơ hoành của bạn sẽ giật liên tục, trái ngược với cách hát này là Legato. Các bạn xem video dưới đây nhé, hãy để ý đoạn từ 0p44 trở đi.
- Tắc – xê/dằn
Từ này có thể là từ bạn nghe nhiều nhất, “anh ơi dằn đoạn này nha, tắc – xê khúc này nha”. Bạn ú ớ vì không hiểu nó là gì???
Tắc – xê bắt nguồn từ tiếng La Tinh “Tacet” đọc như thế này, có nghĩa là im lặng, nhưng sự im lặng này là im lặng tập thể, tất cả các nhạc cụ sẽ nghỉ chỗ này. Trong ký âm, những đoạn tacet như vậy sẽ được biểu diễn như hình dưới.
Trên đây là một số thuật ngữ khi hát live chúng ta thường hay nghe, hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu phần nào về nguồn gốc cũng như cách đọc chính xác về các thuật ngữ. cũng như không còn bỡ ngỡ khi trình diễn live với âm nhạc.