Những mối đe dọa tới chất lượng âm thanh và cách xử lý
Với những người chơi âm thanh thì việc đầu tư những thiết bị xịn để thưởng thức không còn là điều mới mẻ. Nhưng có khi, do không để ý hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn tới những sai lầm làm cho thiết bị đắt tiền cũng không đem lại hiệu quả như mong đợi. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những sai lầm thường gặp khi chơi âm thanh để phòng tránh và khắc phục:
1. Không chú ý nguồn điện, âm thanh không như kỳ vọng
Bạn mua một dàn máy mới amply, loa và các thiết bị sau đó kết nối và tiến hành găm nguồn điện để chúng hoạt động. Nhưng bạn chỉ chú ý tới các thiết bị của mình mạnh mẽ ra sao chứ không để ý là nguồn điện cũng là một phần khá quan trọng. Có điện mới có thể truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị. Nguồn điện dùng để kích hoạt các hệ thống âm thanh và giúp chúng hoạt động hiệu quả không phải chỉ cần đảm bảo khoảng mức 230V, mà còn phải có sự ổn định và sạch.
Đầu tiên là về sự ổn định: bạn không nên sử dụng ổn áp để cân bằng nguồn điện bởi nó khiến cho âm thanh bị bó, không đáp ứng được độ rộng và âm Bass cũng bị ảnh hưởng. Giải pháp là bạn có thể sử dụng bộ chuyển đổi từ dòng điện từ AC sang DC rồi về lại AC ở mức hiệu điện thế phù hợp với thiết bị.
Bên cạnh đó, dòng điện từ trạm phát điện tới ổ cắm nhà bạn cũng đã bị ảnh hưởng bởi các loại sóng như wi-fi, điện thoại, từ trường của các vật khác… làm cho dòng điện không còn là dòng điện sạch nữa. Bạn hãy sử dụng các bộ lọc và ổn định điện năng để nâng cao chất lượng nguồn điện.
2. Dây dẫn không được đầu tư đúng mực
Dây dẫn trong các hệ thống âm thanh đóng vai trò như “người vận chuyển” làm công tác truyền dẫn dữ liệu, tín hiệu từ thiết bị này tới thiết bị khác. Nhưng nhiều khi vai trò của chúng lại bị xem nhẹ nên ít khi nào đạt được hiệu quả cực đại. Một trong những hiện tượng khá phổ biến của việc truyền dẫn tín hiệu chính là nhiễu âm. Nếu dây dẫn tốt tức là chúng có khả năng làm giảm sự nhiễu âm xuống mức thấp nhất có thể. Đồng thời, dây dẫn tốt cũng giúp mở tối đa độ rộng âm thanh để nâng cao chất lượng trình diễn trên bất cứ mộ thiết bị phát âm nào.
Thực tế thì có nhiều loại dây dẫn để nối nhiều thiết bị nên bạn có thể tham khảo quy tắc ưu tiên khi đầu tư cho các loại dây dẫn sau: dây nguồn > dây digital > dây tín hiệu > dây cáp loa. Và tốt nhất là hãy sử dụng tất cả các loại dây dẫn trên cùng một thương hiệu để có sự tương thích và hỗ trợ tốt nhất.
3. Quên các phụ kiện, thiết bị chống rung
Các phụ kiện và thiết bị chống rung không trực tiếp tham gia vào quá trình phát âm cũng như thể hiện chất lượng âm thanh, nhưng vai trò gián tiếp của chúng cũng nên được chú ý đúng mực. Chúng là những chân đế loa, kệ để máy, các tấm đệm cách ly.
Bạn có thể biết rằng, đường đi của các tín hiệu âm thanh là sự di chuyển của các thành phần năng lượng trong dàn máy. Nếu các thiết bị trong dàn máy bị rung, sẽ có một phần năng lượng thất thoát làm ảnh hưởng đến sự mượt mà của tín hiệu.
Chỉ cần để ý kỹ, bạn sẽ thấy các hệ thống âm thanh càng cao cấp thì khả năng chống rung thiết bị được tích hợp sẵn lại càng tốt.
Trên đây là những kinh nghiệm về các mối đe dọa tới chất lượng âm thanh. Với những kiến thức có được, chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn làm chủ các thiết bị để sử dụng và khai thác hết sức mạnh của chúng.