Các Channel input
Mỗi một nhạc cụ , một tín hiệu trên sân khấu đều có một channel tương ứng trên mixer việc bố trí cho tí hiệu gì vào channel nào điều đó phụ thuộc vào mỗi người, nhưng nguyên tắc chung là bố trí sao cho nó thuật tay để điều chỉnh nhanh chóng trong lúc chương trình đang diễn ra. Sau đây là ý nghĩa một số tù ngữ đang dùng:
– Tín hiệu đi thẳng: là tín hiệu đi từ channel đến master mà không qua group.
– Sub-mix: là tín hiệu có qua group sau đó trở về master để cộng với chính nó từ channel đi thẳng đền master ( tăng 3dB cho tín hiệu đó ).
– Sub-mixer: là một mixer nhỏ đặt trên sân khấu để nhận tất cả các tín hiệu của keyboard ( hoặc cho trống ) để rồi chỉ đưa 1 hoặc 2 line tín hiệu này về hộp snake.
– Sub-group: là tín hiệu ở master chỉ nhận từ group gửi qua ma không có channel nào đi thẳng đến master.
Công việc khởi đầu:
- – Đặt các loa trong hệ thống loa khán giả và vị trí
– Đặt các kệ đã mắc ampli vào vị trí
– Đặt mixer vào vị trí: bạn phải đặt mixer khi đã thỏa thuận được với người điều hành mặt bằng. Nhưng đặt ở vị trí tốt nhất là giữa vùng khán giả, như vậy bạn có thể nghe đươ5c những gí mà khán giả nghe. Có gắng không ngồi sát vách tường hoặc dưới sàn của tầng lửng vì ở đó bạn sẽ nghe nhiều bass, điều đó có nghĩa bạn sẽ giảm bớt bass trong âm vực tồng thể.
– Kéo cáp nguồn cho cả hệ thống và dây cáp line. Chú ý bảo vệ các dây này trước sự dẫm đạp của khán giả.
– Đặt các bộ thụ micro trên sân khấu.
– Cắm tất cả các dây loa vào lao.
– Cắm các đầu dây jack của cap line vào mixer chính và mixer monitor.
– Bật công tắc điện của các thiết bị, nhưng trừ power ampli.
– Khi một thứ đã ổn định thì bật công tắc các power ampli.
– Phát 1 bài nhạc quen thuộc, kiểm tra mọi thứ từ mixer đến crossover xem như đã hoạt động trong cấu trúc gain chuẩn chưa.
– Từ từ nâng cường độ của các power ampli lên, kiểm tra tất cả các loa đã hoạt động hết hay chưa, nếu loa nào chưa có tiếng ta phải kiểm tra từ dây jack đến power ampli cho đến khi nào các loa đã hoạt động hết. Đưa cường độ lên đúng với cường độ thật và phải chắc chắn cường dộng đó là hoạt động trong một cấu trúc Gain đúng.
– Mở micro ca chính, đừng điều chỉnh EQ bây giờ, kiểm tra tín hiệu của micro ca chính xem đã ra đủ hết các loa hay chưa ( các loa monitor và hệ thống loa chính ). Tương tự ta làm cho tất cả các micro còn lại và các nhạc cụ khác.
– Chỉnh EQ cho hệ thống loa chính.
– Chỉnh EQ cho hệ thống loa monitor.
– Đánh dấu cho tất cả các đoạn dây dẫn ( dây nào dùng cho cái gì ) các channel ( trên cả mixer monitor và mixer chính ).
- Vậy bạn đã sẵn sàng kiểm tra âm thanh
- Cách thức kiểm tra âm thanh cho toàn hệ thống
Người làm âm thanh sẽ chịu trách nhiệm nếu như âm thanh nghe dở hoặc có bất cứ một yếu tố xấu nào xảy ra trong khi diễn. Chính vì thế việc kiểm tra âm thanh trước giờ diễn là rất quan trọng và chúng ta hãy chắc rằng không làm việc này 10 phút trước giờ diễn.
Hãy kiểm tra tất cả:
– Mức độ tín hiệu của giọng ca chính trên mixer.
– Effect đã cho âm thanh đúng hay chưa.
– Cường độ các nhạc cụ đã đúng chưa.
– Đã an toàn về feedback chưa
– Những nhạc công và ca sỹ đã đồng ý với âm thanh hay chưa.
Ta phải biết rằng trong khi kiểm tra mọi thiết bị thì trên mixer nếu có một channel nào có sự cố thì hãy tiếp tục với các channel khác rồi mới trở lại để giải quyết sự có sau, tránh để mọi người chờ lâu trong việc sửa chữa.
Những ý tham khảo:
- Bộ trống:
Lắng nghe từng tiếng trống đơn lẻ, điều chỉnh EQ cho đến khi tiếng trống đạt được âm thanh mà bãn muốn. Đừng điều chỉnh Gain quá cao, Gain khởi điểm của Kick và snare là 0 dB, các loại trống khác khoảng -6 dB. Bạn co thể điều chỉnh lại trong khi diễn ra chương trình. Trống bộ là cái khó nhất khi làm âm thanh của nó phát ra đúng, vì nó tiềm ẩn một sự sai lệch trong thế giới điện tử.
– Nếu bạn có những tấm chắn cho trống chuyên dùng ( Clear sonic platform ) thì hãy dùng nó vì nó giúp cho các micro trống không hút các âm thanh từ các loa monitor khác.
– Nếu bạn có thiết bị Noise gate hãy dùng nó vì nó giúp cho việc mỗi micro chỉ hút riêng từng trống mà không hút lẫn nhau.
– Nếu bạn dùng 2 micro cho mặt trên lẫn mặt dưới của trốngh snare chú ý kiểm tra phase giữa hai micro đó.
– Phải chắc chắn làm cho âm thanh trống ra đúng và làm thật nhanh.
– Cuối cùng kiểm tra tín hiệu của trống trên bàn mixer xem đã gởi đúng đến các group không và bạn có thể dùng chức năng Pan để hiệu ứng stereo cho trống.
- Bass Guitar:
– Gain khởi điểm của bass dao động khoảng -6dB đến -3dB với fader tại vị trí 0dB. Chắc chắn rằng tín hiệu không bị clip trong channel ngay cả khi người chơi bass chơi ở cường độ mạnh.
– Bạn có thiết bị compressor insert tại channel của bass thì cài theo tỉ lệ từ 3 đến 4: 1.
– Lắng nghe bass phát ra từ ampli đàn trên sân khấu, vì đó là âm sắc mà chính người chơi bass muốn. Điều chỉnh âm thanh của bass phát ra từ loa chính ( loa khán giả ) sao cho giống như tiếng của ampli bass cũng la một cách làm đúng.
– Nếu mixer của bạn có đủ channel hãy cho tín hiệu bass chạy bằng 2 channel. Một lấy tín hiệu trực tiếp của đàn qua hộp DI, channel còn lại dùng một micro đặt tại ampli đàn bass.
– Kê ampli đàn bass cao hơn mặt sàn sân khấu giúp giảm bớt được cường độ bass trên sân khấu.
– Một lần nữa kiểm tra tín hiệu của basss trên bàn mixer xem đã gởi đúng đến group hay chưa. - Keyboard:
– Hãy thận trọng với các keyboard vì ngõ audio của nó thường là unbalance , nếu có balance output hãy dùng nó nếu không dùng qua hộp DI trước khi vào snake box trên sân khấu.
– Khi thử tín hiệu keyboard vào mixer hãy thử maximum volume của đàn rồi điều chỉnh Gain trên mixer để tín hiệu đạt 0 dB khi chơi bìng thường khoảng -6 dB. - Lead Guitar
– Phải chắc chắn rằng bạn giữ được cường độ của guitar nhỏ hơn tiếng ca chính. Biết được mức độ mà bạn cần tăng khi người chơi guitar biểu diễn solo.
– Những người chơi guitar thường có hộp tiếng riêng của họ và đều khiển bằng chân. Hãy chú ý cường độ của guitar khi chơi có hộp tiếng khác với khi chơi không. - Vocal
– Đây là 1 khâu quan trọng nhất mà ta phải làm cho đúng. Cần phải thử micro ca chính bằng cách hát một đạn nhạc vì nói 1,2,3… là chưa đủ.
– Phải chắc chắn rằng micro ca chính phải đạt được cấu trúc Gain đúng ma không feedback và phải có một ít cường độ dự trữ cho micro chính.
– Dùng chính năng Low cut để giảm bass cho micro ca chính.
– Những người khán giản luôn luôn muốn nghe tiếng ca nên ta phải làm cho tiếng ca bật lên nhưng đảm bảo không feedback.
– Nếu dùng compressor cho tiếng ca chính cài đặt tham số theo tỷ lệ 4: 1 cài đặt limiter khoảng + 4dB.
– Nếu hệ thống của bạn là hệ thống một mixer hãy xử lý feedback trên monitor cho thật kỹ nhằm đạt được cường độ lớn nhất cho Micro.
– Bạn nên có micro dự phòng bởi vì mất tiếng ca là một thảm họa. micro dự phòng cân chỉnh chính xác như micro ca chính.
Khác
– Dùng EQ cắt giảm bớt các tần số trùng nhau giữa các nhạc cụ để có một âm vực tổng thể đều hơn.
– Dùng EQ để nân tần số đặc trưng của từng nhạc cụ để nó có thể nổi bật lên trên những nhạc cụ khác.
– Nghe trước các đoạn nhạc CD hai Midi để chọn sẵn các đoạn nhạc cần phát trong chương trình để khi cần phát, phát cho đúng