Micro chuyên nghiệp được sử dụng trong biểu diễn âm nhạc, thu âm các nhạc cụ trên sân khấu,…Trong trường hợp này rất dễ xảy ra hiện tượng chồng chéo khi mic này thu nguồn âm của mic kia làm ảnh hưởng đến chất lượng của buổi biểu diễn. Nếu không biết cách phối hợp thì dù có sử dụng micro việc thu âm cũng không cho hiệu quả cao. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một vài kỹ thuật sử dụng micro hiệu quả trong việc thu âm dàn nhạc cụ hay trong biểu diễn.
Với giới chuyên nghiệp, khi sử dụng nhạc Pop và nhạc giải trí, người ta sử dụng micro âm thanh nổi có cường độ cao bằng cách phối hợp nhiều mic với nhau. Khi đó, người ta thường sử dụng mic định hướng và đưa tín hiệu từ mic qua máy trộn tín hiệu âm thanh (mixer). Những mixer này làm nhiệm vụ phối hợp tín hiệu âm thanh từ các mic riêng biệt với nhau. Chúng phải có chức năng PAN để tạo được hiệu quả âm thanh nổi Stereo. Để có hiệu quả cao, người ta đặt các mic riêng lẻ xa nhau sao cho âm thanh từ 1 nguồn âm không truyền được cùng lúc sang nhiều mic khác mà chỉ qua mic dành riêng cho nó. Trên sân khấu, khi mà cường độ âm thanh quá lớn thì phải đặt mic riêng do từng nhóm nhạc cụ để tách âm. Với những nhạc cụ độc tấu phải có một mic đặc biệt, cách xa các mic khác. Khi đọ nén âm của 2 mic riêng lẻ lớn hơn 15 dB thì cần phải đặt chúng ra xa nhau để tách âm.
Với các nhạc cụ độc tấu hay hát solo người ta thường sử dụng mic động lực vì loại mic này có thể thu được những tín hiệu âm thanh ở trong vùng gần mic mà không bắt những âm xa. Mic động lực có độ nén âm cao, hoạt động mạnh và an toàn. Để giảm những âm thanh cao độ bất thường ngoài ý muốn, người ta phải truyền âm từ mic qua thiết bị giảm âm (limiter). Với kỹ thuật thu âm này, âm thanh thu được sẽ rõ ràng của từng nhạc cụ với cường độ âm thanh cao mà không cần phải tăng mức phát âm.
Khi thu âm nhạc cổ điển, chúng ta không thể sử dụng các kỹ thuật trên mà phải sử dụng mic định hướng. Các yếu tố không gian phòng thu hay nơi biểu diễn, động lực, sự pha trộn âm thanh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh. Đặc biệt là khi đặt mic quá gần hay hướng thẳng đến nhạc cụ khiến cho chúng ta không thể pha trộn âm của các nhạc cụ khác nhau được.
Khi đặt mic, bạn cũng cần chú ý đến khoảng cách từ mic đến nguồn âm để việc thu âm được hiệu quả. Bán kính tiếng vang, cường độ âm thanh lớn trong khu vực gần mic, số lượng mic dùng và đặc biệt là loại âm nhạc được phát qua mic là những yếu tố quan trọng để xác định được khoảng cách từ mic đến nguồn âm.
Việc sử dụng chung 1 mic cho tất cả nhạc cụ là một thiếu sót nghiêm trọng trong thu âm dàn nhạc. Chỉ có một ngoại lệ là khi thu âm đàn Contrebasse trong trình diễn nhạc Pop thì phải đặt mic gần đàn. Việc thu âm nhạc cổ điển đòi hỏi âm thanh phải rõ ràng, trong sáng, không có âm ảo, âm nhại khi phát qua loa. Khi thu âm nhạc điện tử thì phải sử dụng mic chính với các mic hỗ trợ.
Chúc các bạn thành công. Nếu cần bất kỳ thông tin nào liên quan tới micro Audio- Technica cũng như kỹ thuật về âm thanh liên hệ với chúng tôi:
NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGHE NHÌN
Audio Visual Technology Development Jsc
Địa chỉ: 32A Trần Hữu Tước – Nam Đồng – Đống Đa – Hà Nội
Phone: 024.577.2789 – fax : 024.573.8636
Hotline: 098 481 9192
Email: contact@avted.com.vn
Website: http://avted.com.vn