Cách bảo quản dàn âm thanh karaoke
8 cách bảo quản dàn âm thanh karaoke sau đây sẽ giúp bộ dàn âm thanh gia đình bạn luôn hoạt động một cách tốt nhất khi bạn sử dụng đến chúng.
Nhắc đến hệ thống âm thanh, cụm từ khá phổ biến và quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đặc biệt với các dàn âm thanh karaoke phục vụ nhu cầu giải trí càng được chú trọng và được nhiều người quan tâm hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng dàn âm thanh karaoke và bảo quản chúng một cách hiệu quả, lâu bền để luôn giữ được chất âm chuẩn nhất. Ở bài viết này chúng tôi xin chia sẻ tới quý khách hàng và các bạn đọc 8 cách bảo quản dàn âm thanh karaoke luôn hoạt động tốt nhất, giúp cho dàn karaoke luôn hoạt động ổn định.
Đầu tiên, các bạn nên chú ý đến vấn đề thời tiết, khí hậu, độ ẩm. Các yêu tố này khá quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến dàn âm thanh karaoke gia đình của bạn.
Dàn âm thanh hoạt động trong điều kiện quá nóng
Đây là vấn đề chung mà bất cứ dàn âm thanh nào cũng gặp phải không chỉ là dàn âm thanh karaoke gia đình.Để khắc phục tình trạng này, các bạn không nên để bộ dàn âm thanh của mình hoạt động quá lâu, hãy cho chúng nghỉ ngơi một phù hợp. Ngoài ra, các bạn không nên để bộ dàn âm thanh tại những khu vực quá nóng trong nhà, hay gần lò sưởi, điều này sẽ góp phần tăng thêm nhiệt cho bộ dàn và ảnh hưởng đến công suất và tuổi thọ hoạt động.
Bảo quản dàn âm thanh trong thời gian mưa gió ẩm ướt
Trong một dàn âm thanh chuẩn hay là một dàn âm thanh karaoke gia đình, các thiết bị âm thanh gồm: amply, đầu CD, loa,…rất nhạy cảm với nước. Các bạn khi dùng cần chú ý bảo quản các thiết bị này chu đáo trong mùa mưa ẩm ướt hay hiện tượng nồm ẩm. Tránh để nước tích tụ trong thiết bị làm giảm khả năng hoạt động, gậy chập dẫn đến cháy hư hỏng.
Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ (standby). Chỉ cần duy trì việc cắm điện để ở chế độ chờ sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm, giúp các thiết bị không “dính” các hiện tượng nêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài tiếng. Hoặc nếu nhà bạn có mày sưởi thì càng tốt, cắm mở máy sưởi để không gian xung quanh bộ dàn khô ráo và không ẩm.
Với các thiết bị nhạy cảm như đầu đọc đĩa, nếu máy không nhận đĩa bạn đừng quá lo lắng. Hầu hết nguyên nhân đều do thiết bị gặp ẩm, bạn chỉ cần mở vỏ máy, sử dụng máy sấy tóc và sấy khô bên trong và kết nối lại kiểm tra thiết bị hoạt động lại chưa.
Chú ý tới sự tác động của ánh sáng đến dàn loa karaoke
Tia cực tím là nhân tố lý tưởng để làm phân huỷ gân loa làm bằng cao su hoặc xốp. Nếu ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màng loa, quá trình thay gân loa sẽ bị rút ngắn. Ánh sáng của đèn neon cũng gây ra hậu quả tương tự. Vì vậy tốt nhất là bạn nên làm rèm che, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào màng loa nhằm hạn chế sự xâm nhập của tia cực tím.
Kế đến là vấn đề kỹ thuật, bạn cũng cần am hiểu về kỹ thuật cũng như nguyên tắc hoạt động của bộ dàn để dàn âm thanh karaoke của bạn hoạt động tốt và tránh như hư hỏng không đáng muốn. Bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Các đầu kết nối ampli của bộ dàn
Vấn đề đấu kết nối khá quan trọng với tất cả các dàn âm thanh không chỉ riêng gì dàn âm thanh karaoke gia đình. Đấu chính là các jack cắm của amply với loa, không để các thiết bị đè lên nhau. Khi tắt mở dàn âm thanh cần điều chỉnh mức âm lượng ở mức nhỏ nhất trước khi thực hiện.
Cẩn thận các đầu nối của dây dẫn, tránh làm cho các thiết bị ngắt mạch
Đây là trường hợp khá phổ biến hay xảy ra và thường gây hại cho amply. Không nên để amply chạy quá nhiều loa, khi 2 đầu dây loa chạm nhau sẽ gây tình trạng ngắn mạch làm hại amply.
Phải đảm bảo công suất nguồn cung cấp cho loa phải đủ
Việc đảm bảo công suất nguồn cung cấp cho loa phải đủ là vấn đề cho việc các bạn lựa chọn các thiết bị âm thanh đồng bộ. Tức là các thiết bị bạn chọn phải kết hợp phù hợp với nhau về công suất hoạt động giúp dàn âm thanh hoạt động ổn định và lâu bền.
Tránh để amply tải quá nhiều loa
Việc tải quá nhiều loa sẽ khiến amply phải gồng mình làm việc với công suất tối đa liên tục gây rất nhiều tổn hại cho thiết bị, mà chất lượng âm thanh cũng không được đảm bảo có thể làm hư hỏng amply và tổn hại tới các thiết bị khác.
Và điều cuối cùng bạn không quên đó là
Luôn vệ sinh thiết bị tránh bụi bẩn
Các thiết bị nói chung và thiết bị âm thanh nói riêng đều cần được vệ sinh định kỳ giữ cho thiết bị âm thanh được sạch sẽ vừa bảo quản thiết bị tốt hơn lại mang đến tính thẩm mỹ cho thiết bị âm thanh.