Bạn đang cần tư vấn setup hệ thống âm thanh cơ bản cho hệ thống âm thanh nhà mình. Bạn đã có đầy đủ những thiết bị â thanh cần thiết chưa? Bạn cần thiếu những gì hay bạn muốn setup mới hoàn toàn. Chúng tôi sẽ tư vấn lên chiến lược giúp bạn có Một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh và hiện đại bây giờ, thì cần những thiết bị chính để hoàn thiện một hệ thống âm thanh cơ bản!
Trước tiên chúng ta nên để ý đến phần hệ thống Âm thanh cơ bản.
Để có được bộ dàn karaoke hay cho gia đình chúng ta phải trải qua những bước lắp đặt sao cho âm thanh đạt được ở mức hay nhất. Vậy các bước đó bao gồm những gì và làm như thế nào?
HỆ THỐNG ÂM THANH CƠ BẢN
Một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh và hiện đại bây giờ, thì cần những thiết bị chính sau – và các thiết bị cũng để nối lần lượt theo từng mục như thứ tự được đưa ra dưới đây!
1. Bộ phát tín hiệu âm thanh:
Cụ thể là đầu VCD, đầu CD, MD hoặc các thiết bị ngoại vi mà có đường sound line out.
2. Bộ trộn tín hiệu âm thanh:
Còn gọi là bàn mixer. Đó là một cái bàn điều khiển âm thanh, có rất nhiều các nút vặn, các fader (đọc nôm na tiếng việt là phết đờ – cần gạt thay đổi trở kháng để tạo sự to-nhỏ lớn-nhỏ… trong các thiết bị âm thanh ánh sáng), các giắc cắm. Nhưng để ý sẽ thấy theo chiều dọc của bàn (đứng trước cái bàn mixer) thì cứ mỗi cái fader đó tương ứng đều có các nút dọc theo nó. Đó chính là các nút tinh chỉnh về EQ (Equalizer – điều chỉnh tần số âm thanh), nút Balance, nút AUX, nút FB, nút… nhiều tên lắm – vì tùy từng loại bàn và từng hãng sản xuất. Và mỗi cái fader đều có các nút tương ứng thế. Ngoài ra còn có fader tổng của âm thanh, fader nhóm của âm thanh…
3. Bộ điều chỉnh tần số âm thanh (Equalizer):
Sau khi tín hiệu âm thanh cho qua bàn mixer thì sẽ được đưa xuống dưới bộ điều chỉnh tần số âm thanh này. Bộ này có tác dụng chính là cắt những tần số dư thừa, nhiễu hoặc không thích dùng…. Và nó có thể cắt tinh chỉnh được từng dải tần một tùy thuộc vào dòng, hãng sản xuất, sản phẩm của từng equalizer. Có thể có nhiều hơn 1 equalizer nếu như phải làm chương trình cho một show chuyên nghiệp, vì nó có tính chất là tinh chỉnh tần số – nên có thể dùng để cắt tiếng hú (Feed Back) của mic, hoặc nâng dải tần âm thanh cho các thiết bị trong dàn nhạc.
4. Bộ phân tần âm thanh ra loa (Crosserver):
Nhờ thiết bị này, mà chúng ta có thể phân chia dễ dàng các âm thanh nào cho ra loại loa nào (Nếu loa bạn là loa Full và có sẵn phân tần trong loa rồi thì đừng nên dùng thiết bị này nhé – vì dễ nướng loa lắm đó ). Dải tần của âm thanh gồm có phần Hight – Hight Med – Low Med – Low và Subwoofer. Tùy thuộc vào loại loa bạn dùng mà cắm giắc cho chia cho đúng nhé .
5. Bộ nén âm thanh (Compresser):
Có tác dụng kìm chế tần số âm thanh, vừa bảo vệ loa, vừa tạo cảm giác dễ chịu cho người nghe (vì âm thanh phát ra gần như đều khi mà có những tần số âm thanh quá mạnh phát ra).
6. Bộ kích hoạt âm tần
Đây là giai đoạn chót để cho âm thanh chúng ta có thể đập vào tai chúng ta được, đó là phải kích thích cho tần số âm thanh đủ các điều kiện cơ bản để phát ra loa tương thích. Cần nhớ là amli và loại loa sử dụng phải phù hợp với nhau về tần số phát và tần số nhận. Đồng thời, khoảng cách giữa ampli và loa cần phải là ngắn nhất, vì nếu để xa nhau quá thì không có lợi cho âm thanh phát ra.