Âm lượng như nào là vừa khi phát biểu trước các cuộc hội nghị, hội thảo

Khi phát biểu trước cuộc họp, hội nghị âm lượng thế nào là vừa đủ là những băn khoăn của rất nhiều người khi chưa có kinh nghiệm đứng trước đám đông. Audio- Technica shop xin giới thiệu tới các bạn chút kinh nghiệm nói hay phát biểu với âm lượng nào là vừa nhé.

Nói với giọng mạnh hay lớn vừa đủ nghe. Để xác định thế nào là thích hợp, hãy xem xét (1) số người và thành phần trong hội nghị, hội thảo, (2) những tiếng động làm phân tâm, (3) tài liệu được trình bày, và (4) mục tiêu của bạn.

Tại sao điều này quan trọng?

Nếu người khác không thể nghe bạn dễ dàng, họ có thể nghĩ vẩn vơ. Do đó, họ có thể không hiểu rõ tài liệu bạn trình bày. Nếu bạn nói quá lớn, người ta có thể thấy khó chịu—và thậm chí cho rằng bạn không tôn trọng họ.

NẾU diễn giả không nói lớn vừa đủ nghe, một số người trong hội thảo, hội nghị có thể bắt đầu ngủ gật. Nếu người công bố nói quá nhỏ khi rao giảng, có thể sẽ không duy trì được sự chú ý của chủ nhà. Và trong những buổi họp, nếu người nào trong hội nghị, hội thảo không nói lớn, vừa đủ nghe khi bình luận, những người có mặt sẽ không nhận được sự khích lệ cần thiết. Mặt khác, nếu diễn giả nói lớn hơn không đúng lúc, hội thảo, hội nghị có thể không được thoải mái—thậm chí khó chịu.

Xem xét cuộc hội thảo, hội nghị của bạn. Bạn đang nói với ai? với một người chăng? với một gia đình? với một nhóm nhỏ đang họp lại để đi rao giảng? trước toàn thể hội thánh? hoặc trước một đại hội lớn? Hiển nhiên, âm lượng thích hợp với một tình huống có thể không thích hợp với một tình huống khác.

Làm sao có thể biết âm lượng của bạn có thích hợp với một tình huống nhất định không? Phản ứng của hội thảo, hội nghị là một trong những thước đo hữu hiệu nhất. Nếu để ý thấy một số người trong hội thảo, hội nghị đang căng tai nghe, thì bạn nên cố điều chỉnh giọng nói.

Dù nói với một người hay trước một nhóm, nên xét xem hội thảo, hội nghị gồm những thành phần nào. Nếu có người nặng tai, bạn có thể cần nói lớn hơn. Nhưng đối với những người có thể phản ứng hơi chậm vì đã lớn tuổi, họ sẽ không thích nếu bạn hét lớn. Thậm chí họ có thể xem điều đó là dấu hiệu của sự lỗ mãng. Trong một số nền văn hóa, người ta xem việc nói quá lớn chứng tỏ một người đang giận dữ hay thiếu kiên nhẫn.

Xem xét những tiếng động làm phân tâm. Khi tham gia rao giảng, bạn gặp những tình huống khác nhau ảnh hưởng đến âm lượng cần thiết cho việc làm chứng. Bạn có thể phải nói lớn để át đi tiếng xe cộ, tiếng huyên náo của trẻ em, tiếng chó sủa, tiếng nhạc lớn, hoặc tiếng truyền hình ầm ĩ. Mặt khác, ở những khu mà nhà cửa san sát nhau, chủ nhà có thể bị ngượng nếu bạn nói lớn đến nỗi những người hàng xóm chú ý.

Nói trước một hội thảo, hội nghị ở ngoài trời thì khác nhiều so với việc nói bài phát biểu trong một hội trường có âm hưởng thích hợp.

Trong lúc nói bài phát biểu, một điều nào đó có thể xảy ra, buộc diễn giả phải nói lớn hơn hoặc phải ngừng nói cho đến khi sự xáo động lắng dịu. Thí dụ, nếu buổi họp đang diễn ra trong căn phòng lợp tôn, một trận mưa lớn thình lình đổ xuống có thể làm cho hội thảo, hội nghị hầu như không thể nghe thấy diễn giả nói gì. Tiếng trẻ la khóc hay sự xáo trộn do có người đến trễ chắc chắn sẽ gây khó khăn. Bạn hãy học cách vô hiệu hóa những điều khiến hội thảo, hội nghị phân tâm, để tài liệu mà bạn đang trình bày có thể mang lại lợi ích trọn vẹn cho họ.

Thiết bị khuếch đại âm thanh, nếu có, sẽ giúp ích, nhưng diễn giả vẫn cần nói lớn hơn khi tình huống đòi hỏi. Ở những vùng thường bị mất điện, diễn giả buộc phải tiếp tục bài giảng mà không dùng micrô.

Xem xét tài liệu được trình bày. Loại tài liệu trong bài giảng cũng ảnh hưởng đến âm lượng mà bạn cần có. Nếu đề tài đòi hỏi phải nói mạnh, đừng làm bài giảng yếu đi bằng cách nói quá nhỏ. Điều chỉnh âm lượng cho thích hợp với tài liệu, nhưng hãy cẩn thận thực hiện để không thu hút sự chú ý vào chính mình.

Xem xét mục tiêu của bạn. Nếu muốn thúc đẩy hội thảo, hội nghị hăng hái hành động, bạn có thể cần nói hơi lớn hơn. Nếu muốn họ thay đổi lối suy nghĩ, thì đừng nói quá lớn làm họ khó chịu. Nếu bạn đang cố khuyên giải, thì giọng nói êm dịu thường đạt hiệu quả hơn.

Sử dụng âm lượng một cách hiệu quả. Khi cố làm một người đang bận phải chú ý đến điều bạn sắp nói, giọng nói lớn thường có lợi. Các bậc cha mẹ biết điều này, vì vậy họ cất cao giọng gọi khi đã đến lúc con cái phải ngừng chơi đùa để vào nhà. Tương tự như thế, khi thông báo buổi họp hay hội nghị sắp bắt đầu, người chủ tọa có thể cần nói lớn. Trong lúc phát biểu, những người công bố có thể cất cao giọng chào hỏi khi tiến đến gần những người đang làm việc ngoài trời.

Ngay cả sau khi bạn đã làm một người nào đó chú ý, việc tiếp tục nói vừa đủ nghe cũng vẫn quan trọng. Giọng nói lí nhí có thể gây ấn tượng là người nói không chuẩn bị đúng mức hoặc thiếu niềm tin chắc.

Khi kèm theo một mệnh lệnh, giọng nói to có thể thúc đẩy người khác hành động.Tương tự như thế, hét to một mệnh lệnh có thể ngăn ngừa tai họa.

Một chú ý quan trọng nữa là bạn nên sử dụng những micro chuyên nghiệp dành cho hội nghị, hội thảo như micro dành cho hội nghị, hội thảo của Audio- Technica, thương hiệu “Với hơn 50 năm phát triển, Audio Technica đã trở thành thương hiệu Microphone số 1 Nhật Bản và là một trong những thương hiệu Microphones uy tín trên thế giới về chất lượng vượt trội và thiết kế mang tính thời đại, sắc sảo.”

Làm thế nào trau dồi âm lượng? Để biết cách sử dụng âm lượng cho thích hợp, một số người cần cố gắng hơn mức bình thường. Một người có thể nói không đủ nghe vì giọng yếu. Tuy nhiên, nếu cố gắng thì có thể luyện tập được, tuy rằng người ấy vẫn nói nhỏ nhẹ. Hãy chú ý đến lối hít thở và tư thế của bạn. Tập ngồi và đứng thẳng. Ưỡn ngực ra và hít sâu vào. Hãy chắc chắn rằng bạn hít không khí vào đầy phần dưới của phổi. Chính lượng không khí này, khi được điều chỉnh đúng đắn, giúp bạn có thể điều khiển được âm lượng.

Còn những người khác có vấn đề là nói quá lớn. Thói quen này có lẽ do làm việc ngoài trời hoặc trong một môi trường nhiều tiếng động. Mặt khác, họ có thể lớn lên trong những gia đình mà ai cũng nói như hét và thường ngắt lời nhau.

CÁCH TRAU DỒI

Để ý phản ứng của người nghe; nói với âm lượng thích hợp để họ có thể nghe thoải mái.

Khi thở, hãy tập hít không khí vào đầy phần dưới của phổi.

KHI NÀO CÓ THỂ CẦN NÓI LỚN HƠN?

Khi muốn duy trì sự chú ý của một nhóm người đông đảo.

Khi muốn át đi những điều làm phân tâm.

Khi muốn làm cho người ta chú ý đến một điều rất quan trọng.

Khi muốn thúc đẩy hành động.

Khi muốn làm cho một người hay một nhóm người chú ý.

Audio- Technica shop xin chúc các bạn thanh công.