Âm thanh thảo, hội nghị đang ngày càng được nhiều tổ chức, cá nhân, công ty quan tâm bởi sự tiện lợi và hiện đại mà hệ thống mang lại trong các cuộc họp.
Hiểu được nhu cầu đó của khách hàng chúng tôi, công ty cổ phần Công Nghệ Nghe Nhìn cung cấp những bộ âm thanh chuyên sử dụng cho mục đích hội thảo, hội nghị và được nhiều khách hàng đánh giá cao bởi sự hiệu quả mà thiết bị âm thanh hội thảo mang lại.
Tại sao cần phải lắp đặt âm thanh hội thảo, hội nghị
Trong các buổi họp, hội nghị hoặc hội thảo không thể thiếu được các thiết bị âm thanh hội thảo nó nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả cho mỗi buổi họp của cơ quan bạn. Bạn cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị âm thanh hội thảo cần thiết cho buổi họp tạo điều kiện tốt nhất để mọi người có thể truyền đạt thông tin quan trọng, phát biểu ý kiến xây dựng trong buổi họp.
Các thiết bị âm thanh cần thiết cho một cấu hình hệ thống âm thanh hội thảo
Khi nói đến âm thanh hội thảo sẽ nhắc ngay đến loa, tai nghe, micro, điện thoại, camera, hệ thống phiên dịch, hệ thống phân phối ngôn ngữ hồng ngoại,… và một số các thiết bị điển tử khác được dùng trong các buổi hội thảo với mục đích trao đổi thông tin giữa những thành viên tham dự và người thuyết trình.
+ Sử dụng micro cổ ngỗng cho bục phát biểu, micro không dây.
+ Micro chủ tọa với chức năng giành quyền ưu tiên, và các micro đại biểu.
+ Chất lượng micro hút âm tốt, tần số đáp ứng tốt.
+ Hệ thống loa, ampli và xử lý tín hiệu chất lượng cao
+ Hệ thống âm thanh có thể kết nối thêm các nguồn âm thanh khác nhau vào hệ thống như: Micro cổ ngỗng để bục phát biểu, micro không dây, CD, Laptop,…
Giải pháp cho âm thanh hội thảo cần chú ý tới những vấn đề gì
– Đối với phần vách: Cần sử dụng các vật liệu cách âm (Cao su non, bông thủy tinh, bông khoáng, túi khí, tấm xốp cách âm…) ốp giữa 2 bức thạch cao có khung xương đỡ hoặc 1 mặt thạch cao và 1 mặt tường. Ngoài ra cũng có thể thay vách thạch cao bằng gỗ tiêu âm, tán âm.
– Đối với phần trần: Để giảm tiếng ồn từ tầng trên xuống có thể sử dụng hệ thống trần thạch cao. Trần thạch cao cách trần bê tông 1 lớp không khí và quan trọng là phải kín không có khe hở trên trần. Khi lắp đèn âm trần chú ý đến các khe hở và chọn loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu, chú ý xử lý các mối nối và khe hở để đảm bảo cách âm được hiệu quả
– Đối với cửa ra vào, cửa sổ: Phải xác định và xử lý các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được. Thường xảy ra ở khe cửa, cạnh cửa và cần gắn các dải cao su, xốp, bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh.