- Phối hợp nhiều micro
Bán kính vang là yếu tố rất quan trọng để xác định khoảng cách từ micro đến nguồn âm ( nghĩa là phải đặt micro cách vật phát âm bao xa). Ngoài ra, còn có những yếu tố không kém quan trọng khác như : cường độ âm thanh lớn trong khu vực gần micro, số lượng micro sẽ dùng và đặc biệt là loại âm nhạc phát qua micro đó.
Trong lĩnh vực nhạc Pop và nhạc giải trí, người ta sử dụng micro âm thanh nổi có cường độ cao bằng cách dùng phối hợp nhiều micro riêng biệt. Khi đó, người ta sử dụng chủ yếu là micro định hướng và đưa tín hiệu từ các micro qua máy trộn tín hiệu âm thanh (mixer). Những mixer làm nhiệm vụ phối hợp tín hiệu âm thanh từ các micro riêng lẻ lại với nhau, chúng thường phải có chức năng PAN để tạo ra được hiệu quả âm thanh nổi Stereo. Để phương pháp này có hiệu quả, các micro riêng lẻ phải được đặt cách xa nhau sao cho âm thanh từ một nguồn âm không truyền cùng lúc sang nhiều micro bên cạnh mà chỉ qua một micro dành riêng cho nó. Đặc biệt trên sân khấu, khi cường độ âm thanh quá lớn thì chỉ có một cách tách âm duy nhất là đặt micro riêng cho từng nhóm nhạc cụ, và một micro đặc biệt, cách xa micro khác, cho những nhạc cụ độc tấu. Khi độ nén âm (tone pressure) của hai micro riêng lẻ lớn hơn 15 dB, thì cần phải đặt chúng cách xa nhau để tách âm.
Người ta thường sử dụng động lực cho các nhạc cụ độc tấu hay người hát solo, vì loại micro này thu được những tín hiệu âm thanh trong vùng gần micro mà không bắt những âm thanh ở xa. Các micro động lực có độ nén âm cao, hoạt động mạnh và an toàn. Đây là những điểm quan trọng trong kĩ thuật thu nhạc Pop và nhạc giải trí. Để giảm những cao độ âm thanh bất thường ngoài ý muốn, người ta truyền âm thanh từ micro qua thiết bị giảm âm, gọi là ” limiter” (thiết bị giới hạn). Kết quả của kỹ thuật thu âm này là có được âm thanh rõ ràng của từng nhạc cụ với cường độ âm thanh cao mà không cần phải tăng mức độ phát âm. Tuy nhiên, kỹ thuật thu âm nói trên không thể áp dụng cho lĩnh vực nhạc cổ điển (hay âm nhạc bác học). Ở đây, các yếu tố : không gian (của phòng thu, hay nơi trình diễn, nếu là thu trực tiếp), động lực, và sự pha trộn âm thanh là rất quan trọng. Nhất là khi đặt micro quá trực tiếp (gần, hướng thẳng về) đến nhạc cụ, chúng ta không thể pha trộn được âm thanh của những nhạc cụ khác nhau(trong dàn nhạc) thành một âm sắc chung được. Do đó, khi thu âm nhạc cổ điển ngừoi ta phải dùng đến loại micro định hướng. Điều này rất quan trọng nhưng thường không bao giờ được để ý đến. Việc sử dụng một loại micro chung cho cả dàn nhạc giao hưởng lẫn nhạc pop là một thiếu sót đáng tiếc. Đặc biêt, ở bộ dây của giàn nhạc giao hưởng, vì không thể đặt micro lại gần nên càng phải dùng đến loại micro định hướng. Chỉ có trường hợp ngoại lệ là khi thu âm đàn contrebasse trong lúc trình diễn nhạc pop, người ta mới đặt micro gần đàn. Việc thu âm nhạc cổ điển đòi hỏi âm thanh phải rõ và trong sáng, không có âm thanh ảo. Còn khi thu âm nhạc điện tử, để có được âm thanh như mong muốn, ngừoi ta dùng micro chính với những micro hỗ trợ.
- Kỹ thuật dùng phối hợp micro chính với micro hỗ trợ
Trái ngược với cách phối hợp nhiều micro, kỹ thuật này có ưu điểm là đơn giảnvaf có thể kiểm tra được. Chỉ cần một ít kinh nghiệm cũng có thể thu âm tốt, bởi chúng ta có thể tạo ra sự vang dội (cho phòng thu). Tuy nhiên, khi dùng micro hỗ trợ chúng ta có thể phải chịu tốn kém và gặp khó khăn hơn một chút. Trên thực tế, chúng ta phải đặt các micro chính sao cho âm thanh qua chúng nghe nổi bật hơn những âm thanh qua micro hỗ trợ. Vị trí lý tưởng để đặt micro (nghĩa là khoảng cách đến nguồn âm) phụ thuộc vào bán kính vang và môi trường chung quanh của phòng thu. Thật ra không có một khuôn mẫu chung nào, mà chủ yếu là do kinh nghiệm thực hành.
Thường thì người ta nên sử dụng càng ít micro hỗ trợ càng tốt, và với một cường độ thấp thích hợp (thường kém hơn 20 dB so với micro chính). Tuy nhiên phương pháp phối hợp micro chính với micro hỗ trợ hơi đắt và tốn kém. Trong kỹ thuật sử dụng micro chúng ta nên sử dụng nhiều giải pháp khác nhau.