Ngày nay, công nghệ kĩ thuật số ngày càng tiến bộ cùng sự phát triển nhanh chóng của internet, việc thu âm bài hát có thể diễn ra dễ dàng ngay trong căn phòng của bạn. Chỉ cần một chiếc microphone kết nối với máy tính, sử dụng những phần mềm thu âm free trên mạng, bạn đã sở hữu một phòng thu mini tại nhà. Dù cho bạn là người mới làm quen với việc thu âm hay ca sĩ chuyên nghiệp, việc đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn một chiếc micro bởi nó ảnh hương rất lớn đến chất lượng bài hát của bạn. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều micro thu âm nhưng không phải ai cũng có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm ưng ý. Dưới đây là những gợi ý hữu ích có thể giúp bạn lựa chọn một chiếc micro phù hợp nhất.
1. Giá cả như thế nào là hợp lý :
Micro là vật dụng không thể thiếu nếu bạn muốn thu âm bài hát, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để sở hữu những sản phẩm tốt nhất. Nếu bạn là ca sĩ chuyên nghiệp, tất nhiên bạn sẽ phải sử dụng những chiếc micro chuyên dành cho phòng thu có chất lượng tốt, độ nhạy cao, khả năng lọc tạp âm, chống tiếng ồn tốt…
Những người là ca sĩ chuyên nghiệp luôn đòi hỏi những chiếc micro phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất trên thị trường để đảm bảo một ca khúc đến với công chúng một cách hoàn hảo nhất.
Còn nếu bạn chỉ thu âm cho vui, cover bài hát để thể hiện niềm yêu thích ca hát của bạn thân, hay sử dụng micro để hát karaoke với bạn bè mỗi dịp hội họp thì chỉ nên sử dụng những chiệc micro vừa tiền, không cần quá khắt khe về các thông số kĩ thuật của nó. Vì không phải lúc nào bạn cũng sử dụng đến nó nên cũng không cần phải đầu tư một số tiền lớn vào thứ mà mình chỉ thỉnh thoảng mới dùng để “thu âm cho vui”.
Hiện nay, giá một chiếc micro trung bình từ 1.200.000 đến 5.000.000 đồng. Đây là những chiếc micro được nhập khẩu từ nước ngoài, luôn đảm bảo chất lượng tốt và mẫu mã, kiểu dáng đẹp. Nếu dùng trong phòng thu chuyên nghiệp, có thể sử dụng một số loại micro như Audio Technica AT4040, Audio-Technica AT4060, SAMSON G-TRACK USB consender, Condenser Rode NT1-A, SAMSON Condenser USB C03u, TAKSTAR PC – k600, Condenser Tube Takstar CM-450, Condenser USB Samson C01u … Nếu bạn chỉ thu âm chơi, một số micro đang được các bạn trẻ ưa chuộng hiện nay là Audio-Technica AT2020, TAKSTAR T&S PC-K200, K200 plus, Alctron UM900, Condenser SAMSON C03, SAMSOn C01, Takstar PC-K500FX, Condenser MXL990 … Tùy thuộc vào điều kiện tài chính bạn có thể lựa chọn cho mình loại micro phù hợp.
2. Hiểu được những thuật ngữ trong microphone :
Tất nhiên rồi, muốn sử dụng thành thạo hết tất cả các chức năng của một sản phẩm, bạn cần hiểu rõ các thông số kĩ thuật cũng như những thuật ngữ trong chiếc micro mà bạn đang sở hữu. Cùng điểm danh nhưng thuật ngữ hay sử dụng của micro nhé.
Omnidirectional: có nghĩa mic đó có thể chọn âm thanh từ mọi hướng, trong quá trình thu âm nó có thể thu những tiếng ồn nền không mong muốn. Chuẩn này thường được sử dụng trong các hoạt động phát sóng hay báo cáo thay vì thu nhạc.
Cardioid: về nghĩa đen nó mô tả khả năng nhận tín hiệu âm thanh từ trước mic, nhưng có thể thu được một chút âm thanh ở 2 bên, và đây là chuẩn được sử dụng phổ biến cho việc ghi âm bài hát.
Bidirectional: chuẩn đôi hướng này còn có tên gọi là 8-directionality, có khả năng lấy âm thanh từ 2 cạnh đối diện của mic. Đây là chuẩn không được sử dụng quá nhiều cho việc ghi âm nhạc, chủ yếu là trong các hoạt động podcasting.
Variable directionality: mô tả này dành cho mic có thể chuyển đổi giữa các định hướng khác nhau, giúp việc ghi âm trở nên linh hoạt hơn so với mic tiêu chuẩn.