Trong các gia đình hiện nay, các loa soundbar được xem như là một lựa chọn để nâng cao khả năng hưởng thụ âm thanh chất lượng cao với hiệu ứng sống động như thật. Nếu so sánh, loa soundbar có kích thước nhỏ gọn hơn bộ dàn 5.1 khá nhiều mà lại thể đem tới chất âm không hề thua kém. Tuy vậy, với những nhược điểm còn tồn tại thì chắc chắn người mua sẽ phải để ý tới những điều sau khi cần cắm một bộ loa soundbar.
Làm nhiễu cảm biến tivi
Các tivi hiện đại có hệ thống cảm biến khá nhạy để điều khiển bằng remote từ xa. Tuy nhiên, sự hoạt động của loa soundbar có thể làm ngắt quãng cảm biến và làm cho nó kém nhạy hoặc bị nhiễu. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các nhà sản xuất thường khuyến cáo bạn phải đặt loa cách xa tivi một chút. Nhưng thực tế là các gia đình hay giấu loa vào hộc tủ bên dưới kệ đựng tivi, hoặc để chúng khá gần nhau. Như vậy sẽ rất khó khăn đi điều khiển tivi ở khoảng cách xa.
Tuy nhiên, cũng có một số lượng không nhiều các loại loa soundbar có khả năng tiếp nhận sóng cảm biến tivi và cho phép chúng hoạt động bình thường. Bạn có thể chọn chúng nếu điều kiện diện tích không cho phép.
Xu hướng đơn giản hóa trong việc vận hành thiết bị đã trở thành mục tiêu của các nhà sản xuất. Do đó, có thể bạn sẽ phải chỉ dùng một chiếc remote để điều khiển cùng lúc cả loa soundbar và tivi. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những lỗi không mong muốn
Chẳng hạn như khi kết nối loa và tivi, bạn sẽ phải tắt loa tivi để sử dụng âm thanh từ loa soundbar. Nhưng ngay sau khi đã tắt loa tivi, bạn dùng remote để điều khiển tăng âm lượng loa thì màn hình tivi sẽ báo lỗi kiểu như “Not available” bởi tivi bị nhầm lẫn giữa việc ra lệnh cho tivi hay loa. Cách giải quyết vẫn là chọn những loa sounbar có remote riêng lẻ.
Chất lượng âm thanh có thể không như quảng cáo
Một trong những nhầm lẫn khá lớn mà người dùng vẫn nghĩ về loa sounbar: đó là nó có thể phát ra âm thanh vòm không thua kém các bộ dàn 5.1 hay thậm chí là 7.1. Đúng là sự đơn độc về thiết bị đã khiến các nhà sản xuất phải tích hợp khá nhiều công nghệ để tạo ra những hiệu ứng như thật cho người nghe. Nhưng như thế không có nghĩa là nó sẽ khiến âm thanh “lan tỏa từ mọi hướng và bao trùm người nghe” như cách mà ta vẫn nghĩ.
Những chiếc loa như thế hoàn toàn không có nhiều và nó có khi còn đắt hơn cả những bộ dàn hoành tráng. Bạn nên nghe thử trước khi mua để tránh tiền mất tật mang.
Nhiều loa không có màn hình hiển thị
Ưu điểm lớn nhất của loa soundbar chính là sự nhỏ gọn. Do vậy mà nhiều hãng đã tích cực đơn giản tới mức… bỏ luôn cả màn hình hiển thị. Điều này gây tác dụng ngược bởi người dùng không thể biết được các tùy chỉnh như thế nào, đặc biệt là mức âm lượng hay các tính năng đặc biệt khác.
Vấn đề kết nối
Chuẩn kết nối HDMI hiện nay đang là chuẩn để kết nối tất cả các thiết bị âm thanh với nhau. Bên cạnh đó, công nghệ kết nối không dây Bluetooth cũng đã xuất hiện trên các loa soundbar đời mới.
Nếu có thể hãy chọn loại kết nối không dây dành chiếc tivi nhà bạn, và bạn sẽ thấy được sự lợi hại từ ưu điểm nhỏ gọn, không dây nhợ lằng nhằng của chúng. Nhưng nếu tivi của bạn vẫn là những tivi đời cũ với các kết nối cũ thì nên chọn loại có HDMI hoặc những kết nối có hỗ trợ loa.