Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng loa. Nhiều người thường nhầm lẫn, loa nghe nhạc có thể dùng cho hát karaoke và ngược lại nhưng thực tế chúng lại có sự khác biệt khá lớn. Điểm chung duy nhất của loa nghe nhạc và loa Karaoke là thường sử dụng mô hình âm thanh 2.1 hoặc 2.0. Song thực sự, 2 dòng sản phẩm này lại khác biệt rất rõ ràng ở từng chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt giữa loa nghe nhạc và lao karaoke nhé.
Người dùng cũng dễ dàng phân biệt được hai loại loa này nhờ ngoại hình bên ngoài. Loa hát karaoke thường được thiết kế kiểu nằm ngang, tối ưu cho việc treo tường. Còn loa nghe nhạc thường dáng dọc, để đặt trên kệ đứng sao cho củ loa ngang với độ cao người ngồi nghe. Mặt khác, loa karaoke được chế tạo thiên về công suất lớn, đáp ứng đột biến nhanh. Còn loa nghe nhạc thiên về sự tinh tế, trung thực.
Về mặt thiết kế, loa Karaoke thường tập trung vào phần mid-range để tái tạo trung âm – giọng hát cho rõ ràng, mạch lạc. Loa chuyên dụng được bố trí cầu chì để giảm thiểu khả năng cháy driver, bởi tần suất và công suất hoạt động của loa Karaoke là rất lớn, nhất là trong hệ thống nhà hàng, quán bar. Tiêu chí đầu tiên của loa Karaoke về mặt âm thanh phải kể đến là to, rõ, và bền.
Trong khi đó, loa nghe nhạc thường được xử lý cân bằng cả 3 dải âm (treble, mid, bass) để đáp ứng nhiều phong cách thưởng thức nhạc khác nhau. Loại loa này được ưu ái sử dụng những linh kiện chọn lọc với độ tinh khiết cao, nhằm đảm bảo độ trung thực, tự nhiên của âm thanh tái tạo.
Thiết bị âm thanh phối ghép cùng loa
Nói về kết nối thiết bị âm thanh với loa thì loa nghe nhạc đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với loa karaoke. Do trong một dàn âm thanh karaoke, sự kết nối giữa loa và amply rất quan trọng, chú ý đến nhiều vấn đề như: công suất, trở kháng, sắp xếp.. Nếu bạn dùng loa nghe nhạc để nối với amply karaoke sẽ dễ khiến loa nhanh hỏng, không tải được âm thanh sống động.
Đối với nguồn phát, đầu karaoke thường tính năng đa dạng hơn, xử lý được cả hình và tiếng, hoạt động tốt với các đĩa karaoke midi có thể nén rất nhiều bài hát, và cả các đĩa CD, DVD. Còn đầu CD hay DAC chỉ nhằm để xử lý âm thanh, chỉ có thể chơi được đĩa CD và SACD.
Bảng so sánh mô hình thiết bị phối ghếp sẽ cho bạn thấy sự khác biệt cụ thể như sau:
Thiết bị phối ghép | Loa Karaoke | Loa nghe nhạc |
Nguồn phát | Đầu Karaoke vi tính hoặc đầu DVD | Đầu CD hoặc DAC |
Amply | Amply đa kênh | Amply nghe nhạc (stereo) |
Loa | Loa Karaoke | Loa nghe nhạc |
Các thiết bị cần thiết khác | Micro chất lượng tốt | Dây tín hiệu và nguồn chất lượng tốt |
Chất âm thanh
Nếu sử dụng loa nghe nhạc ra để hát karaoke, người hát sẽ luôn có cảm giác bị hụt hơi vì các hiệu ứng cân chỉnh như độ vang, vọng không được thể hiện rõ nét như khi hát trên loa karaoke chuyên dụng. Ngược lại, dùng loa karaoke để nghe nhạc, phần lớn, chúng chỉ hợp với những loại nhạc phổ thông, nhạc đại chúng như nhạc dance, nhạc trẻ (thị trường). Còn đối với những âm thanh ở dải cao và dải trầm thì khó có thể cảm nhận được sự tinh tế, độ chi tiết, độ động như trên loa nghe nhạc.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn được những kiến thức hữu ích, giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai dòng loa nghe nhạc và loa karaoke. Chúc các bạn sẽ tìm cho mình được dòng loa phù hợp nhất với mục đích sử dụng của bản thân.