Để có được một hệ thống âm thanh hoàn hảo, cần lưu ý tới những yếu tố sau:
1. Hệ thống cách âm
Điều đầu tiên cần làm là bố trí hệ thống cách âm cho hội trường. Vật liệu cách âm như: Xốp cách âm, túi khí cách âm, cao su lưu hoá, bông khoáng, bông thuỷ tinh và một số vật liệu khác.
Xốp cách âm có chức năng cách âm, chống ẩm, chống nóng, chuyên dùng để cách âm chống ồn cho các hệ trần vách của nhà ga, sân bay, trường học, siêu thị, bệnh viện, phòng họp, hội trường, nhà hát, phòng thu, sàn nhảy, Bar, Karaoke v.v..
Tấm túi khí được cấu tạo bởi lớp màng nhôm nguyên chất, bề mặt được xử lý oxi hoá phủ lên tấm nhựa tổng hợp Polyethylen chứa túi khí. Đặc tính phản xạ của lớp màng nhôm cao cộng với độ dẫn nhiệt của lớp túi khí thấp đã tạo khả năng cách âm cách nhiệt ưu việt cho sản phẩm này. Khả năng cách âm: giảm từ 60-70% tiếng ồn.
Cao su lưu hóa thuộc chất nhựa đàn hồi, cấu trúc phân tử của cao su lưu hóa có đặc điểm là số lượng lớn các sợi nhỏ đan chéo lẫn nhau tạo ra các ô nhỏ li ti, như những lỗ tổ ong liên kết với nhau, do vậy tạo nên nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cách âm cách nhiệt khác, khả năng cách âm, chống rung rất tốt. Cao su lưu hóa là một trong những sản phẩm có tiêu chuẩn sạch cao, không có chất CFC, HCFC và O. D. P. Sản phẩm cao su lưu hóa cách âm cách nhiệt có dạng ống, tấm đã định hình, dạng tấm phẳng chuẩn và dạng cuộn.
Bông khoáng từ sợi khoáng thiên nhiên này có khả năng cách âm, hấp thụ âm thanh tốt, bền với môi trường.
Bông thủy tinh được làm từ sợi thuỷ tinh tổng hợp chế xuất từ đá, xỉ, đất sét. Thành phần chủ yếu của bông thuỷ tinh chứa Aluminum, Silicat canxi, oxit kim loại…; không chứa Amiang; có tính năng cách nhiệt, cách âm, cách điện cao, không cháy, mềm mại và có tính đàn hồi tốt. Tấm cách nhiệt bông thủy tinh có khả năng cách nhiệt, cách âm rất tốt; không cháy và có độ bền lý tưởng.
2. Chọn loa cho hội trường
Chọn loa cho hội trường cần căn cứ vào các tiêu chí sau:
Kích thước, kiểu dáng phù hợp:
Một số người muốn kích thước loa phải hài hòa với nội thất trong hội trường, người lại muốn hệ thống âm thanh trở thành bộ phận trung tâm. Kiểu dáng của loa cũng là yếu tố cần quan tâm. Một thùng loa xấu xí ắt hẳn sẽ gây phản cảm khi nó đứng bên cạnh những nội thất quan trọng khác. Vì vậy nên chọn những bộ loa có được sự hài hòa với tổng thể chung và hợp với khả năng kinh tế.
Tương thích giữa loa và hệ thống âm thanh:
Đầu tiên là độ nhạy của loa, tạm hiểu là độ lớn âm thanh mà loa có thể đưa ra với một mức công suất ampli nhất định. Độ nhạy của loa được đo bằng mức nén âm thanh từ khoảng cách 1 m khi loa được cấp công suất 1 W. Độ nhạy là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của loa ở mức công suất ampli nhất định. Một yếu tố khác về điện tử mà bạn cần lưu ý là trở kháng loa. Nếu trở kháng loa càng thấp thì yêu cầu đặt ra là bộ khuếch đại âm tần (Audio amplifier)phải có trở kháng ra cũng thấp tương tự. Nếu bạn chọn loa trở kháng thấp, phải chọn Amplifier có trở kháng ra nhỏ hơn hoặc bằng trở kháng của loa. Về nhạc tính, bạn nên chọn những loa có âm thanh càng tự nhiên càng tốt.
Nhu cầu âm thanh:
Mỗi hội trường phục vụ cho mục đích khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau cho hệ thống âm thanh. Mỗi loại loa có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tìm được loa hợp sở thích nghe nhạc, bạn sẽ được thưởng thức bản nhạc yêu thích một cách tuyệt vời. Khi chọn mua loa, hãy mang theo vài đĩa CD có những thể loại nhạc bạn ưa thích để thử. Cặp loa nào đáp ứng tốt nhất là cặp loa bạn nên chọn mua về.
3. Bố trí âm thanh cho hội trường
Bố trí loa:
Một hội trường tiêu chuẩn phải có kích thước từ 18m2 trở lên, với diện tích này mới đủ để đặt các loa cách nhau ít nhất từ 3m, và cách người ngồi khoảng 3,5 m và cách tường 0,8 m. Việc bố trí chỗ đặt loa còn phụ thuộc vào kiểu dáng thùng loa. Với những trần nhà cao quá 3m, nên sử dụng loại loa tháp. Với phòng nghe nhạc, ta không nên thiết kế trần nhà dạng vòm, vì như vậy sẽ tạo nên tiếng dội không mong muốn (hiệu ứng echo).
Với những trần nhà quá cao nên sử dụng loa tháp, 5 nguyên tắc sau giúp bạn xác định được vị trí đặt loa một cách thích hợp:
– Đặt cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm trầm (bass).
– Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp. Thông thường hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý.
– Đặt loa hướng về phía người nghe.
– Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe.
– Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại.
4. Tiêu tán âm
Trong một hội trường, thường xảy ra hiện tượng phản xạ sóng âm (tạo tiếng vang). Sóng phản xạ này thường sai pha so sóng tới phát ra từ loa tạo nên cộng hưởng âm hoặc triệt tiêu âm ở các vị trí các nhau trong phòng khiến âm thanh không còn trung thực. Giải pháp thường được sử dụng là bài trí các vật liệu tiêu tán âm phổ biến như thảm, xốp đệm, khung gỗ. Người ta đặc biệt chú ý đặt vật hút âm ở những góc của hội trường, vì sóng âm đi đến những khu vực này thường tạo thành những phản xạ âm học rất phức tạp. Cách khắc phục đơn giản, phổ biến là dựng những cột vải tròn ở những góc này.
Ngoài ra, trong hội trường thường xảy ra hiện tượng cộng hưởng sóng âm. Hậu quả của nó là mức âm lượng nghe được sẽ khác nhau ở các vị trí khác nhau (như tiếng bass thường mạnh hơn khi bạn ngồi ở góc phòng, sát tường, hay khi bạn ngồi dưới đất). Cách khắc phục là thực nghiệm dịch chuyển vị trí loa đến khi có được âm thanh ưng ý tại vị trí nghe. Nhiều người thừa nhận: “Âm thanh hay, là âm thanh có qua ít nhất một lần phản xạ”. Do vậy, người ta không tìm cách tiêu âm hoàn toàn, mà chỉ bố trí những vật dụng phản xạ âm ở phía sau thùng loa, và hai bên phòng nghe. Vật dụng tán âm đơn giản là những thanh gỗ ghép tạo khe tán âm. Tất nhiên, tiêu, tán âm càng lớn thì hiệu suất của hệ thống âm thanh sẽ càng nhỏ.