Sự khác nhau của công nghệ ứng dụng trong hệ thống âm thanh digital và Analog
Khi tìm hiểu và sử dụng thiết bị điện tử, chúng ta thường gặp khái niệm công nghệ âm thanh Analog và công nghệ Digital. Trong thiết bị âm thanh cũng không ngoại lệ 2 công nghệ này. Vì vậy chúng tôi so sánh “sự khác nhau của công nghệ ứng dụng trong hệ thống âm thanh digital và Analog” để các bạn hiểu thêm nhé.
Công nghệ âm thanh Analog là gì?
– Công nghệ âm thanh analog (hay âm thanh tín hiệu tương tự): theo các nhà khoa học vật lý mô phỏng thì hầu hết các hiện tượng tự nhiên là những chuỗi thay đổi liên tục.
Ví dụ: Tiếng con người chúng ta nói chuyện được ghi nhận là sự kết hợp của chuỗi những dao động hình sin. Âm thanh trong đĩa cơ học đến phim nhựa quang học, tiếp đó đến cả băng cassette đều được ghi lại như là những chuỗi tín hiệu hình sin liên tục lên tường phôi chất liệu. Hình ảnh mây trắng và bầu trời xanh trong băng video cũng là những tín hiệu thay đổi liên tục. Các nhà khoa học đã sáng chế ra các công cụ chuyển các tín hiệu này thành dòng điện thay đổi liên tục và lưu trữ vào băng hình video. Những kỹ thuật lưu trữ như vậy, được gọi là kỹ thuật lưu trữ tương tự (Analogue). Áp dụng công nghệ Analog, con người chúng ta đã thiết kế nên biết bao nhiêu phương tiện nghe nhìn, phim ảnh, băng nhạc, băng video, điện thoại viễn thông, phát thanh truyền hình v.v…như chúng ta đã biết.
Biểu đồ hiện thị của công nghệ Analog và Digital
Công nghệ âm thanh digital là gì?
– Âm thanh digital được việt hóa (âm thanh kỹ thuật số) là công nghệ có thể được sử dụng để ghi chép, lưu trữ, tạo ra, thao tác, và tái tạo âm thanh bằng cách sử dụng các tín hiệu âm thanh đã được mã hóa code dưới dạng (số 0 và số 1) tức là không liên tục. Trong điện tử người ta quy định điện thế cao đại diện cho mức 1, thấp cho mức 0. Sau những tiến bộ đáng kể trong công nghệ âm thanh kỹ thuật số những năm 1970, Công nghệ âm thanh digital dần dần thay thế công nghệ âm thanh analog trong nhiều lĩnh vực sản xuất âm thanh, ghi âm (hệ thống băng đĩa được thay thế bằng hệ thống ghi âm kỹ thuật số), kỹ thuật âm thanh và viễn thông trong năm 1990 và 2000. Và hiện tại và trong tương lai công nghệ âm thanh digital dần thay thế công nghệ âm thanh Analog.
Sự khác nhau của công nghệ trong hệ thống âm thanh digital và Analog
Công nghệ âm thanh Analog | Công nghệ âm thanh Digital |
-Ghi âm ghi hình thường khá phức tạp bằng nhiều mức trong các băng từ tính như băng video, băng cassette | – Chỉ cần ghi bằng cách đục những lỗ để tượng trưng cho luận lý 0 và 1 . Đĩa CD, VCD và DVD theo nguyên tắc này. người ta đục lỗ rồi cho tia laser chiếu qua để đọc lại dữ liệu. |
– Phát thanh truyền hình phải xử lý tín hiệu ở nhiều mức, gây méo mó, nghẹt tiếng, sai màu | – Truyền hai mức 0 & 1 dễ truyền, hình ảnh âm thanh được giữ nguyên gốc. |
– Lẫn tạp âm không cần thiết: gió,… | – Loại bỏ tất cả các tạp âm trong hệ thống truyền tải tín hiệu |
Bị giảm chất lượng và có giới hạn về số lần sao chép | – Không bị giảm chất lượng và không có giới hạn về số lần sao chép |
– Tín hiệu bị tác động dao động và điệp áp | – Dao động nhiệt và điện áp không bị ảnh hưởng đến tín hiệu digital |
– Bị biến dạng (dù là biến dạng tuyến tính hay không tuyến tính). | – Không bị biến dạng (dù là biến dạng tuyến tính hay không tuyến tính). |
– Kỹ thuật lưu trữ ở dạng hình sin chuỗi thay đổi liên tục, nên chất lượng tín hiệu rất chuẩn | – Vì ở dạng số liệu số, nên tín hiệu digital dễ bị tổn thất. Chỉ mất vài byte dữ liệu cũng gây ra lỗi cho tín hiệu âm thanh. |
– Hệ thống đơn giản, tất nhiên chi phí giảm thiểu và dễ sử dụng rồi | – Hệ thống xử lý tín hiệu digital phức tạp và tốn kém hơn so với kỹ thuật analog. |
– Có thể cắt nối băng (hay đĩa) ghi âm analog. | – Không thể cắt nối băng (hay đĩa) ghi âm digital |
– Dần dần chỉ còn là hoài niệm | – Công nghệ âm thanh của tương lai |