- Mắc loa cho phòng nghe nhạc, quán karaoke
Trường hợp công suất Loa xấp xỉ 3/4 công suất ampli
- Cần mắc dây loa nối cọc R- (đen) của ampli cọc – loa phải
- Cần mắc dây loa nối cọc R+ (đỏ) của ampli cọc + loa phải
- Cọc L – (đen) của ampli với cọc – loa trái
- Cọc L+ (đỏ) của ampli với + loa trái
Trường hợp công suất loa xấp xỉ 1/2 công suất ampli :
Lưu ý: không được mắc 2 loa khác công suất song song nhau.
Trường hợp công suất loa bằng 1/3 – 1/2 công suất ampli:
Với trường hợp này thì mắc nối tiếp loa nữa (giống như loa đã mắc) với loa sẵn có và đảm bảo cực – loa sẵn có mắc với cực + loa mới, cực – loa mới mắc vào cực – sẵn của ampli như sơ đồ sau:
Lưu ý: Không được mắc 2 loa khác công suất nối tiếp nhau. – Khi loa đã 4 ohm thì chỉ nên mắc thêm loa nối tiếp với loa đã mắc – Khi loa đã 16 ohm thì chỉ nên mắc song song với loa đã mắc.
- Mắc nhiều loa vào 1 Power Ampli khi dùng cho hội trường hoặc quán cafe, nhà thờ
Có thể mắc từ 4 – 16 loa nhỏ vào power ampli công suất lớn với tổng công suất loa khoảng 3/4 tổng công suất ra của power ampli và đảm bảo trở kháng của tổng hệ loa từ 4 ohm trở lên.
Lưu ý: Các loa phải cùng công suất và trở kháng.
- Dạng thông thường: như dạng mắc karaoke, loa sân khấu thường có công suất lớn nên ít mắc nối tiếp nhau.
- Nếu công suất loa khoảng 1/2 công suất của power ampli thì mắc song song 1 loa nữa có công suất tương đương vào loa đã mắc.
Lưu ý chung:
- Dây tín hiệu nối các thiết bị phải có bọc giáp và màng bọc chống nhiễu.
- Loa có nhiều loại, nhiều cách mắc nhưng chung nhất cần phải chọn dây loa nhiều sợi mới tốt (trên 160 sợi nhỏ), đầu dây để nối vào các trạm loa, ampli, dây điện thật tốt, tiếp xúc chắc chắn, độ dài vừa phải. Nên dùng bộ dây loa có đầu Jack, đầu kẹp và chất liệu dây tuyệt hảo vì bộ dây cũng là một loại thiết bị âm thanh.
- Không nên để loa tắt hoặc mở đột ngột với công suất lớn, không để loa nơi ẩm ướt, nắng trực tiếp. Nên tham khảo cách phối hợp loa và ampli để sử dụng hiệu quả.