Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn làm sao để thiết kế tốt hệ thống âm thanh hội trường sao cho đúng theo tiêu chuẩn thiết kế, tìm hiểu ngay cách thiết kế hệ thống âm thanh hội trường theo đúng tiêu chuẩn nhé.
- Tầm quan trọng và chức năng của hệ thống âm thanh hội trường:
Hệ thống âm thanh – ánh sáng hội trường là phương tiện không thể thiếu khi đầu tư xây dựng cho các cơ quan, trường học chúng có hiệu quả cao, là vũ khí sắc bén trong công tác tuyên truyền, sinh hoạt văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần, đảm bảo việc truyền đạt thông tin trên mặt trận văn hoá tư tưởng, đã đóng góp một phần quan trọng trong công tác đưa thông tin đến với mọi học sinh trong trường, nhằm từng bước nâng cao khả năng ca hát. Hội trường là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động văn hóa (các hội nghị lớn của nghành, các buổi thuyết trình, giảng dạy… ). Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động ca múa nhạc không chuyên,biểu diễn văn nghệ quần chúng…Với quy mô có tính chất quan trọng như vậy đòi hỏi chất lượng của hội trường phải đạt được các tiêu chí về âm thanh theo các tiêu chuẩn Việt nam và Quốc tế (hội trường chủ yếu để phục vụ hội nghị).
- Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống âm thanh hội trường:
Đối với hội trường đa năng có nghĩa là vừa tổ chức hội nghị vừa tổ chức các buổi trình diễn ca nhạc, …phải đảm bảo thời gian âm vang tối ưu nhất. Không được có những khuyết tật về âm thanh như hội tụ âm, tiếng dội. Không được có hai âm thanh phản xạ tiếp theo nhau đến tai người nghe ở bất kỳ điểm nào trong phòng khán giả với độ chênh lệch 0,05 giây. Phải đảm bảo thời gian âm vang thực tế của phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất.
Vì vậy khâu thiết kế trang âm rất quan trọng. Theo TCXDVN 355:2005, đối với hội trường đa năng thời gian âm vang tốt nhất được tính ở tần số 500Hz trở lên vào khoảng
Thời gian âm vang TTN tốt nhất cho các tần số 500Hz trở lên
Chú thích: 1. Các phòng có đàn organ; 2. Phòng hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng; 3. Nhà hát kịch nói; 4. Phòng hòa nhạc thính phòng; 5. Rạp chiếu phim; 6. Giảng đường, hội trường
Đối với các hội nghị, thuyết trình nghĩa là để nghe tiếng nói, độ rõ ( 70% đến 90%) là tiêu chuẩn cơ bản quyết định chất lượng âm thanh. Khi tiếng nói hiểu được rõ ràng, không giảm dần theo thời gian, người nghe không cảm thấy căng thẳng thì phòng được coi là có độ rõ tốt.
Đối với hội trường đa năng có tính chất quan trọng tại trụ sở Bộ công an, yêu cầu đặt ra là :
- Âm thanh phải rõ.
- Đủ mức âm tại các chỗ ngồi.
- Thời gian âm vang tương đối ngắn.
- Mức âm to gần như nhau ở mọi chỗ ngồi ( trường âm đều).
Để đảm bảo đạt đựơc các yêu cầu trên bắt buộc phải tuân theo một số nguyên tắc thiết kế cụ thể như dưới đây:
1. Các tham số thiết kế cơ sở:
a. Vận tốc âm: ~ 340 m/s
b. Độ ẩm: 60% – 70%
c. Nhiệt độ: 20°C
d. áp suất: 1013 hPa
- Độ ồn nền tốt nhất ≤ 50 dB.
3. Khi chuyển tải giọng nói qua loa, mức âm tái tạo tới thính giả được chọn để tính toán phải lớn hơn độ ồn nền ít nhất 10 dB đến 15 dB. Như vậy mức âm tại vị trí thính giả phải đạt tối thiểu 60 dB đến 65 dB, tham số tốt nhất sẽ là 85dB ± 5dB đối với tiếng nói (hội nghị, thuyết trình). Đối với âm nhạc, kịch nói là 95dB ± 5dB.
Mức âm này phải tương đối đồng đều tại mọi vị trí thính giả trong phạm vi tính toán (đối với tiếng nói). Đối với âm nhạc, còn tùy thuộc vào sắc thái tình cảm và các điểm nhấn, nhất là đối với chiếu phim.
Để đảm bảo các yêu cầu trên, yêu cầu thiết kế sẽ dựa trên các tiêu chí bắt buộc đối với tiếng nói. Vì vậy một hệ thống âm thanh phân tán dùng các loa cột có hướng tính tốt sẽ được sử dụng. - Chọn loại loa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cơ bản như sau:
– Tiếng nói với dải tần cơ bản 500 Hz đến 5 kHz
– Âm nhạc với dải tần cơ bản 100 Hz đến 10 kHz
- 5. Sử dụng tham số góc mở búp sóng của loa tại tần số 1 kHz, 2 kHz và 4 kHz ( theo dữ liệu kỹ thuật của hãng sản suất loa ) để tính toán vùng phủ sóng âm cho vị trí thính giả.
6. Mức âm để tính toán đảm bảo nghe rõ tại vị trí thính giả được khuyến cáo là khoảng 80 – 85dB và được tính ở độ cao từ 1,2 m đến 1,5 m so với mặt nền tại vị trí thính giả.
7. Độ rõ yêu cầu RASTItại mặt bằng nghe (1,2 – 1,5m)
Độ rõ tối thiểu : 0.45
Độ rõ tốt nhất: 1
8. Mức âm trực tiếp đến tai thính giả được tính theo công thức cơ bản sau:
Trong đó:
– SPL1.1: Thanh áp của loa tại 1m với công suất 1 W
– Pel: Công suất điện của loa tại thời điểm tính toán.
– r: Khoảng cách từ loa tới vị trí tính toán.
9. Biểu đồ tính thanh áp (dB) theo sự biến thiên công suất:
- Biểu đồ tính suy hao thanh áp theo khoảng cách:
- Việc tính mức âm, độ rõ tại vị trí thính giả và một số tham số khác có thể được tính theo các công thức rời rạc hoặc bằng phần mềm âm học chuyên dụng EASE( Electro Acoustic Simulato for Engineers).